Về U Minh đặt lờ bắt cá

Mùa mưa là thời điểm người dân trên lâm phần rừng tràm U Minh hạ (Cà Mau) bắt tay vào thực hiện nghề đặt lờ bắt cá đồng. Với nghề này, người dân không chỉ khai thác tập hợp cá về ao đìa của mình để bảo quản trong mùa mưa chờ đến mùa bắt mà còn có thêm thu nhập.

Những ngày này, ai có dịp đi qua các bờ bao lâm phần sẽ dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp, tất bật của người dân trong việc chuẩn bị lờ để hành nghề đặt cá. Người dân địa phương cho biết, vài đám mưa lớn vừa qua khiến cá “chạy lờ” khá nhiều, từ đó đã mang lại lợi nhuận kha khá…

Ghé thăm ông bạn ở Hợp tác xã 19/5 (thuộc ấp 17, xã Khánh Thuận, (U Minh), chẳng những tận mắt chứng kiến từng động tác điêu luyện khi anh đặt những cái lờ, mà còn được tận hưởng không khí vui nhộn của những con cá tung té trong lờ sau mỗi chuyến thăm… 

Đặc biệt, được ông bạn “truyền dạy” nghề đặt lờ là một trong những nghề truyền thống của người dân xứ rừng, được tận tay đặt những cái lờ, bắt nhiều con cá rô, cá sặc và được tận hưởng món “cá chiên xù”… quả thật là rất thú vị

Nhộn nhịp thị trường lờ ở miệt rừng U Minh hạ.


Chỉ cần một chiếc xuồng và 20 cái lờ, người dân có thể kiếm mỗi ngày khoảng 200.000 đồng.


Không phải ai cũng biết cách tìm ra nơi cá trú ẩn.


Người dân tận dụng cá non thả vào ao nuôi chờ đến mùa thu hoạch.


Lờ có loại “chạy cá” (tức cá vào nhiều) và ít chạy nên việc lựa chọn lờ phải có nhiều kinh nghiệm.

Trẻ em miệt rừng U Minh hạ rất thích thú với nghề truyền thống đặt lờ bắt cá.

Lờ bắt cá có thể đặt ngay xung quanh nhà.


Xuân Trang
Khám phá “đường hầm điêu khắc”  tại Đà Lạt
Khám phá “đường hầm điêu khắc” tại Đà Lạt

Xưa, cha ông ta đào hầm hào, địa đạo để đánh giặc. Nay, con cháu đào hầm để phát triển kinh tế. Anh Trịnh Bá Dũng là người Việt Nam đầu tiên đào “Đường hầm điêu khắc” Đà Lạt để làm du lịch. Anh bảo, sẽ đăng ký Kỷ lục quốc gia và Kỷ lục thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN