Khẳng định sự khác biệt hay trò lố?

Không chỉ trong khoa học mà ngay cả lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi sự sáng tạo. Những người trẻ luôn tiên phong trong việc này nhằm khẳng định mình và gây sự chú ý từ công chúng. Song song với việc sáng tạo, người trẻ còn cố tạo ra sự khác biệt “độc, lạ”. Tuy nhiên, cũng chính vì điều ấy mà họ trở nên quá lố, gây phản cảm.

Mùa thi Vietnam’s Next Top Model 2011, hai vị giám khảo nam là nhà thiết kế thời trang C. và chuyên gia trang điểm T. mặc váy chấm thi. Họ cho rằng như thế là thời trang, khẳng định mình khác biệt. Đến Vietnam’s Next Top Model 2013, họ lại tiếp tục mặc váy. Sau mùa thi này, nhà thiết kế thời trang C. còn mời nam người mẫu Vũ Tuấn Việt trong hàng loạt thiết kế mới, với những chiếc khăn choàng len, áo ren, váy đen bồng bềnh, đứng “yểu điệu thục nữ” để chụp ảnh. Từ đó đến nay, nhà thiết kế thời trang này đi đến đâu cũng với phong cách mặc váy đen và gắn thêm nhiều dây tua rua.


Gần đây nhất, chương trình truyền hình thực tế Project Runway Vietnam (Nhà thiết kế thời trang Việt Nam) mùa giải 2015. Thí sinh Nguyễn Thành Tài đã mang đến cuộc thi những mẫu váy lệch vai xẻ tà cao, quần lưới bó sát cùng với đôi giày hồng điệu đà dành cho người mẫu... nam mặc. Anh bộc bạch rằng: “Tôi muốn trở thành một nhà thiết kế có thể dung hòa được những khoảng cách mà con người đã tạo ra bằng việc nam có thể mặc đồ của nữ và ngược lại”.

Dường như những sự “khác biệt” ấy đã trở thành trào lưu, nhất là trong giới showbiz. Hiện nay, các nghệ sĩ Việt Nam vô tư mặc đồ phụ nữ xuất hiện tự tin trước công chúng. Cũng có một số nghệ sĩ tuy không chạy theo những phong cách trên nhưng lại chuộng kiểu unisex (phi giới tính). Khi bị phê bình trên mạng xã hội Facebook, nhiều fan hâm mộ của các nghệ sĩ có trào lưu thời trang “khác biệt” đã bênh vực rằng đó là sự sáng tạo tuyệt vời. Thậm chí họ còn dẫn chứng: “Ở Scotland, đàn ông mặc váy Kilt, thì Việt Nam tại sao không?”.

Như chúng ta biết, chiếc váy Kilt kẻ sọc thường chỉ được người đàn ông xứ sở Scotland mặc vào những dịp lễ hội quan trọng. Đó không phải là thời trang mà là bản sắc văn hóa. Cho nên không thể đem ra so sánh hay đánh đồng. Đồng ý rằng chúng ta có quyền ăn mặc bất cứ kiểu trang phục gì ra đường, miễn sao không vi phạm thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, thời trang không chỉ tự mình xem đó là đột phá, sáng tạo, mà còn đòi hỏi sự tiếp nhận của công chúng. Đừng vì chống chế rằng cố tạo ra sự khác biệt rồi xuất hiện ở chốn đông người với kiểu quần áo lôi kéo những ánh nhìn khó chịu.
Đặng Trung Thành
Hình ảnh phản cảm tại Đền mẫu Tiên La
Hình ảnh phản cảm tại Đền mẫu Tiên La

Nhan nhản các hàng quán bán sản phẩm, đồ lưu niệm, điểm vui chơi trá hình ăn tiền, điểm đổi bạc lẻ, xem bói, xóc thẻ, viết sớ, xin chữ thánh hiền biến tướng bao quanh di tích...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN