Hãy cân nhắc trong việc chọn nghề

Cầm trên tay cuốn sách hướng dẫn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, nhiều học sinh cuối cấp THPT rất hân hoan. Nhiều bạn trẻ vô tư chọn ngành học với suy nghĩ sau này ra trường sẽ có việc làm, mơ ước được tới Hà Nội, Quảng Ninh hay một tỉnh, thành phát triển nào đó chứ không thể trở về quê. Để rồi…

Thời điểm đất nước thiếu nhân lực chất lượng cao, đã có không ít trường đại học, cao đẳng công lập mở ra như nấm sau mưa. Khi còn là con nít tôi đã rất ngưỡng mộ những anh chị trong làng thi đỗ đại học. Mọi người tuyên dương, ca tụng họ như một nhà bác học. Tôi cũng nhìn họ với ánh mắt thán phục bởi mình nghĩ đại học là một kì thi “khổng lồ” mà ở đó chỉ những người xuất sắc mới đỗ. Tôi đặt mục tiêu và quyết tâm phải làm được như họ. Nhưng chỉ khi đã bước chân vào giảng đường tôi mới nhận ra rằng, ở đây có cả những người “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Thành tích của họ đâu được coi là gì, khi ai ai cũng có thể học đại học. Học cho bằng bạn bằng bè, học để ra đường vênh vang ta là sinh viên đại học, dù kiến thức của họ đang ở mức báo động. Tất nhiên, vẫn có không ít người học thực sự, đam mê thực sự. Nhưng thực tế liệu có công bằng, công việc liệu có sàng lọc được những người ưu tú?

Sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có quá nhiều người thất nghiệp. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra trong quý II/2014 cả nước có hơn 1.045 người thất nghiệp, trong đó hơn 162.000 người có trình độ đại học trở lên. Vậy tại sao vẫn có những người xin được việc làm, có thu nhập cao trong khi khả năng của họ chưa chắc đã xứng đáng? Thôi thì việc gì cũng là việc, đồng tiền nào mà chẳng để tiêu xài. Nhiều người đã từ bỏ ước mơ về công việc mà họ mơ ước, và chỉ nghĩ làm gì cũng được miễn là mình thoát khỏi hai chữ thất nghiệp.

Đào tạo tràn lan để rồi nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng đỏ không biết đi về đâu. Có năng lực nhưng không thể vượt mặt được những cậu ấm cô chiêu. Với những gia đình bần nông thì liệu họ có thể kiếm ra một khoản tiền khổng lồ để lo việc cho con. Nhiều người tự hỏi, vậy tương lai của những sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ đi về đâu? Nhiều bạn trẻ, sau khi tốt nghiệp không xin được việc làm đã lập gia đình riêng, sinh con rồi trông cậy vào hai bên cha mẹ, có người đi làm công nhân, có người đi xuất khẩu lao động làm việc phổ thông tứ xứ thiên hạ. Thôi thì thời buổi kinh tế khủng hoảng, có việc làm còn hơn là thất nghiệp…

Một mùa thi đại học lại tới. Dù trong thi cử, giáo dục còn nhiều bất cập, nhưng kì thi đại học năm nay hứa hẹn có nhiều điểm mới chắc chắn sẽ sàng lọc kĩ hơn nhân tài cho đất nước. Việc chọn trường thi và khoa thi sẽ quyết định tới tương lai sau này của nhiều bạn trẻ. Hy vọng rằng những thí sinh năm nay sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức, đừng xem cứ phải vào đại học như sự sống còn của bản thân. Nghề gì cũng cao quí, xã hội sẽ không quay lưng với những người có năng lực và dám khẳng định chính mình. Đó là điều để chúng ta hãy tiếp tục cố gắng và vươn lên.

Nguyễn Lành

Hướng nghiệp tốt, sinh viên ít thất nghiệp
Hướng nghiệp tốt, sinh viên ít thất nghiệp

Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp phải làm trái nghề, phải chuyển đổi công việc nhiều lần và làm những việc không liên quan kiến thức chuyên môn đã được học... Đây là những hệ lụy khá phổ biến từ việc thiếu thông tin khi chọn ngành nghề.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN