Một việc làm cần thiết và cấp bách

Trong thời gian qua báo chí đã thể hiện vai trò phản biện và định hướng dư luận xã hội góp phần rất lớn trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự địa phương. Chính báo chí đã vào cuộc để phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng với qui mô lớn mang lại sự công bằng cho tất cả người dân.


Đại đa số báo chí đã thể hiện đúng mục đích, tôn chỉ hoạt động được nhân dân tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ cao. Tuy nhiên vẫn có một số báo chính thống đã thiếu thận trọng, chủ quan lẫn khách quan khi đã đưa nhiều thông tin sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đầu tư phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, xâm hại đến đời tư cá nhân, uy tín của tập thể…


Truớc đây thông tin sẽ bị ung thư khi dùng bưởi “Năm Roi”, một loại đặc sản trái cây ngon, quý, có thương hiệu đã làm cho nông dân điêu đứng vì không bán và xuất khẩu được.


Ngày 12/8/2014 báo điện tử Tri Thức Trẻ có bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ” xúc phạm nghiêm trọng đến nhân cách của người phụ nữ Nam Bộ. Các ngành chức năng vào cuộc và đã xử phạt báo này số tiền 207 triệu đồng và đình bản hoạt động 3 tháng. Bộ Thông tin Truyền thông cũng đề nghị cơ quan chủ quản kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật để tiếp tục xem xét rút thẻ nhà báo với những cá nhân vi phạm ở Báo Tri Thức Trẻ. Đây là mức phạt cao nhất đối với một tờ báo từ trước đến giờ.


Gần đây trên một số báo và trang thông tin điện tử đăng các bài viết với các tiêu đề: “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”, “Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa”, “Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm” có nội dung sai sự thật, thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng đã xử phạt 3 cơ quan báo chí gồm: Báo điện tử Đất Việt, Báo điện tử Kiến thức, Báo Tiền Phong về những sai sót nghiêm trọng này.


Việc xử phạt nghiêm khắc này được xem là một việc làm cấp bách, cần thiết.


Nhớ lại trước đây, một số ít nhà báo vì tiền nên đã vướng vào vòng lao lý vì quan hệ bất chính, lấy uy tín cá nhân làm đòn bẩy “bảo kê” cho các phần tử xấu trong xã hội khiến dư luận bất bình. Một số ít nhà báo quá non tay nghề, thiếu cẩn trọng, cẩu thả trong việc thu thập, sàng lọc độ chính xác thông tin để đưa ra nhiều bài viết, tin tức gây hậu quả với nhiều cấp độ khác nhau.


Nhìn ở góc độ khác cũng cần xem xét trách nhiệm của đội ngũ làm công tác biên tập, bởi họ là người chịu trách nhiệm sau cùng trước tác dụng của mỗi bài báo. Vì vậy họ phải là người thẩm định về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện, ước lượng tác dụng của mỗi sản phẩm báo chí khi đưa lên hệ thống truyền thông.


Đảng và nhà nước ta luôn xác định quan điểm tạo mọi điều kiện tốt nhất để báo chí phát huy tác dụng, làm tròn trách nhiệm với toàn xã hội nhưng cũng kiên quyết xử lý nghiêm, đến nơi, đến chốn các cá nhân tập thể cố tình vi phạm pháp luật để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, tạo sự bình đẳng dân chủ trong cả cộng đồng. Đó cũng là điều dư luận đang mong đợi và cũng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.


Song Anh

Công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhà báo rất quan trọng
Công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhà báo rất quan trọng

Ngày 10/9, tại Hà Nội Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN