Tại sao tên lửa Hamas không thể chạm được Israel?

Cuộc chiến hiện nay tại Gaza đang dần trở thành thảm họa, trước hết là về mặt kỹ chiến thuật, đối với phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Hay nói đúng hơn các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel đã phát huy được hiệu quả tối ưu trước các vụ tấn công bằng rocket và đạn chống tăng của Hamas từ Dải Gaza.


Trong cuộc chiến chống lại các vụ bắn rocket của Hamas ở Dải Gaza hiện nay, Israel sử dụng 2 hệ thống phòng thủ tên lửa chính là Iron Dome (Vòm Sắt) và Trophy APS (Hệ thống bảo vệ chủ động). Phần lớn hệ thống Trophy APS bao gồm một radar phát hiện tên lửa và các rocket loại nhỏ để vô hiệu hóa chúng.

 

Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt.


Hamas hy vọng rằng khi sử dụng rất nhiều rocket và tên lửa chống tăng, các hệ thống phòng thủ của Israel sẽ lộ ra các sai lầm và cho phép Hamas gây ra được một số thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Trong hai tuần đầu tiên của cuộc chiến, hệ thống Iron Dome và Trophy đã hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, các nỗ lực tình báo của Israel và các chiến dịch không kích tỏ ra hữu hiệu trong việc tìm và diệt rocket trước khi chúng có thể phóng đi, hơn mức mà Hamas có thể dự đoán. Thành công duy nhất của Hamas đó là số lượng binh lính Israel bị chết nhiều hơn do các bẫy mìn, bom và phục kích.


Iron Dome và Trophy đều được đưa vào sử dụng hồi năm 2010, trong đó Iron Dome được thế giới biết tới nhiều. Tuy nhiên, Trophy mới là hệ thống nguy hiểm đối với các tay súng Hamas vì nó giúp các xe tăng của Israel hầu như không bị thiệt hại và có thể gây tổn thất lớn cho các chiến binh Hamas trên tiền tuyến. Theo thiết kế, Trophy vận hành một cách tự động và đội xạ thủ không hề nhận ra có một quả tên lửa chống tăng (RPG) phóng tới hoặc tên lửa bị đánh chặn cho tới sau khi chúng bị tiêu diệt. Đó chính là cách thức Trophy hoạt động.

 

Hệ thống phòng thủ tên lửa Trophy 2.

Đến giữa năm 2012, Israel đã hoàn thành việc trang bị tất cả xe tăng Merkava (Chariot) cho các lữ đoàn thiết giáp cùng với Trophy APS, các xe tăng này thuộc loại Merkava 4 Windbreaker. Vào năm 2011, lần đầu tiên trong khi tác chiến, Trophy bắn hạ thành công các tên lửa và rocket, trong đó có tên lửa chống tăng có dẫn đường, một hệ thống tên lửa hiện đại của Nga tương tự như Kornet E, có laze dẫn đường và tầm bắn là 5.000 m. Người điều khiển hệ thống này còn được trang bị ống ngắm hồng ngoại để sử dụng trong đêm hoặc trong điều kiện sương mù.


Thực ra, Nga là nước đi tiên phong trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa. Hệ thống đầu tiên là Drozd, đưa vào vận hành năm 1983, chủ yếu là để phòng thủ chống lại tên lửa chống tăng có dẫn đường của Mỹ. Tên lửa Kornet E nặng 8,2 kg và bệ phóng nặng 19 kg. Hệ thống này được triển khai vào năm 1994 và đã được bán cho Syria (dường như nước này đã chuyển Kornet E cho Hezbollah và Hamas).


Trận đánh đầu tiên sử dụng APS đánh dấu một mốc rất quan trọng, bởi dù APS đã ra đời gần 3 thập kỷ song việc mua bán và nhu cầu đối với loại sản phẩm này trên thị trường rất thấp. Mục đích chính của APS là ngăn tên lửa chống tăng thông thường và tên lửa chống tăng có dẫn đường phóng đi từ các xe thiết giáp hạng nhẹ. Theo thống kê, Israel là quốc gia có nhiều xe tăng bị các tên lửa chống tăng có dẫn đường hiện đại bắn hạ nhất trong số các quốc gia Phương Tây và dường như Tel Aviv rất lo sợ tình hình đó trở nên tồi tệ hơn.


Israel chạm trán với các tên lửa chống tăng có dẫn đường trên quy mô lớn lần đầu tiên trong cuộc chiến Arab - Israel năm 1973. Nhưng các tên lửa này vẫn còn khá thô sơ, với thế hệ đầu tiên hóa ra lại ít sức công phá và lại có nhiều… khói hơn. Tuy các thiết kế mới đây của tên lửa chống tăng có dẫn đường đã chứng tỏ được sự tin cậy và hiệu quả, song không nước nào trông cậy nhiều vào hệ thống APS như Israel. Đó có thể bởi vì hệ thống APS của Israel đã bắn hạ nhiều tên lửa chống tăng thông thường và tên lửa chống tăng có dẫn đường trong điều kiện thực chiến với Hamas như trong cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza.


Thái Nguyễn

Giao tranh lại nổ ra tại Gaza
Giao tranh lại nổ ra tại Gaza

Hàng loạt rocket từ Dải Gaza đã được phóng vào lãnh thổ Israel, chỉ vài phút sau khi thỏa thuận ngừng bắn 72 giờ giữa Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ở Gaza và Israel hết hiệu lực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN