Định hình chiến lược kinh tế biển

Mặc dù đến nay, chúng ta đã có những bước tiến quan trọng trong việc thiết kế và thực thi chiến lược kinh tế biển, song, về nguyên tắc, vẫn chưa định hình một tư duy phát triển mới, tổng thể về kinh tế biển. Để định hình tư duy mới này, có hai điểm cần lưu ý


Kinh nghiệm phát triển trên đất liền và theo tư duy “đất liền” nhiều năm của Việt Nam, cộng với thực tiễn phát triển kinh tế biển của nhiều nước đi trước cho thấy việc định hình chiến lược kinh tế biển cần được thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện.

Một là khai thác vùng không gian biển (mặt biển, dưới biển và bầu trời trên biển);

Hai là khai thác vùng bờ biển (vùng duyên hải với các cảng biển, bãi biển, thành phố biển, khu kinh tế ven biển); Ba là phát triển các lĩnh vực “hậu cần” cho kinh tế biển và các khu vực kết nối (các ngành phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển khoa học - công nghệ biển, nguồn nhân lực kinh tế biển, kết nối tuyến du lịch đất liền, v.v..)

Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào. Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tế biển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, hoạt động hiệu quả và có năng lực cạnh tranh quốc tế. Rõ ràng, Việt Nam không thể khai thác biển tốt nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách là một thực lực, tốt nhất là trong tư cách của một cường quốc biển. Mọi lời tuyên bố về chủ quyền chỉ mang lại lợi ích thực tế cho quốc gia khi nó gắn liền với thực lực và thông qua sự hiện diện sức mạnh quốc gia thực tế tại vùng có chủ quyền.

Theo logic đó, để khẳng định chủ quyền biển thực sự, Việt Nam phải có các hạm tàu lớn và có các doanh nghiệp kinh tế biển mạnh. Muốn vậy, trong điều kiện hiện tại Việt Nam cần phát triển ngành vận tải biển (cảng và hàng hải). Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu tuy không phải là điều kiện bắt buộc để phát triển ngành vận tải biển, song trong bối cảnh hiện đại, Việt Nam có thể làm điều đó một cách hiệu quả (nhưng không theo kiểu Vinashin). Đồng thời, cả hệ thống kinh tế “mặt tiền” - đô thị biển và du lịch biển (bờ, biển, đảo) - cũng phải phát triển mạnh.

Nhưng để có sự hiện diện thực chất đó, chúng ta còn phải có nhiều thứ khác - nền khoa học và công nghệ biển tiên tiến, nguồn nhân lực tốt, các cảng biển tầm cỡ và các khu kinh tế biển mạnh, có sức cạnh tranh và hấp dẫn quốc tế mạnh.

N.L
Bảo đảm hậu cần trên biển
Bảo đảm hậu cần trên biển

Ngành Hậu cần Cảnh sát biển đã phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường”, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; bảo đảm hậu cần cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN