Gỡ khó cho doanh nghiệp Tây Nguyên hoạt động tại Campuchia

Ngày 15/9, Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp ở vùng Tây Nguyên đang hoạt động kinh doanh tại các tỉnh Đông Bắc Vương quốc Campuchia nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng trên nước bạn.


Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN


Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, hiện có khoảng 45 doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên và Bình Phước đang hoạt động kinh doanh tại địa bàn các tỉnh Đông Bắc Vương quốc Campuchia, với tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng và đã thực hiện được gần 53% mức vốn.

Phần lớn các doanh nghiệp này trồng cao su và một số ít khai thác khoáng sản, chế biến gỗ... Trong quá trình hoạt động kinh doanh trên đất bạn, các doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên đang gặp khó.

Các doanh nghiệp đều cho rằng, môi trường pháp lý ở các tỉnh bạn chưa thật thuận lợi, chưa thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư, nhất là về cácthủ tục giấy tờ, hồ sơ để xin được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn khá phức tạp.

Lệ phí visa cho cán bộ làm việc ở Campuchia còn quá cao. Đây là điểm chưa phù hợp với cam kết chung trong khu vực "Tam giác phát triển" của 3 nước Lào - Việt Nam và Campuchia.

Việc đánh thuế 2 lần cũng là điều thiệt thòi cho các doanh nghiệp, hàng hoá mua tại Việt Nam đã phải chịu thuế, khi vận chuyển sang nước bạn cũng phải chịu thuế thêm 1 lần nữa. Kết cấu hạ tầng trong khu vực còn nhiều yếu kém và chậm cải thiện, làm giảm khả năng thông thương, giao lưu buôn bán.

Nhiều loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho các phải vận chuyển từ Việt Nam sang nên chi phí đội lên rất cao. Việc giải toả bàn giao đất, bàn giao mặt bằng thường triển khai chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ của nhiêu dự án.

Trước những khó khăn trên, các doanh nghiệp cũng đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm nghiên cứu ban hành cơ chế ưu đãi đặc biệt về ngoại hối, tín dụng; sửa đổi những bổ sung quy định pháp lý về quy trình thủ tục, đơn giản hoá các giấy tờ, hồ sơ để rút ngắn thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Campuchia.

Tăng cường thông tin kịp thời các văn bản để triển khai thực thực hiện đúng pháp luật, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp trồng và phát triển cây cao su trên đất bạn để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Đồng thời, cần tác động với Chính phủ và các bộ, ngành của nước bạn có những quy định cụ thể về hợp tác lao động, tránh đánh thuế 2 lần; có chế độ ưu đãi về các khoản thuế, lệ phí đối với máy móc, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ quản lý... miễn giảm lệ phí visa cho lao động Việt Nam sang làm việc thường xuyên cho các dự án.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên khẳng định, những khó khăn và thách thức đang diễn ra của các doanh nghiệp, Ban chỉ đạo Tây Nguyên sẽ báo cáo Chính phủ và cùng với các bộ, ngành có giải pháp từng bước tháo gỡ, nhất là về cơ chế tín dụng đầu tư, thiết lập kênh thông tin kịp thời và liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo Tây Nguyên sẽ báo cáo Chính phủ và đề nghị tăng cường cấp cao 2 nước Việt Nam và Campuchia; thành lập các đoàn công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả dự án của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trồng và phát triển cây cao su để có giải pháp cùng tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên.

Văn Thông (TTXVN)
Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tại Myanmar, Campuchia
Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tại Myanmar, Campuchia

Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4 và từ ngày 20/5 đến ngày 24/5 Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm Thương mại tại Campuchia và Myanmar.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN