Làm sao để nhận biết nói dối

Theo nghiên cứu của Đại học Massachusetts năm 2002, trong cuộc nói chuyện 10 phút, 60% đối tượng nói dối ít nhất 1 lần.

Nhận biết nói dối

Cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Liên bang Mỹ (CIA) Floyd, đồng tác giả cuốn sách “Tìm ra sự thật: Cựu nhân viên CIA dạy bạn cách thuyết phục mọi người nói ra tất cả”, cho biết hầu hết những lời nói dối ở công sở là “nói dối xã giao”, những lời bịa đặt chẳng hại đến ai, nhưng một số lời nói dối thì nghiêm trọng hơn và có thể gây ra hậu quả thực sự.

Theo ông Floyd, lí do chính khiến mọi người nói dối là để tránh những hậu quả không như ý. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người trả lời “Tôi ổn” khi được hỏi “Bạn thế nào?” để tránh né một cuộc nói chuyện không mấy dễ chịu về một ngày tồi tệ. Trong kinh doanh, mọi người làm đủ thứ “nhạt nhẽo” và nói dối về chúng vì họ không muốn đối mặt với hậu quả nếu nói thật.

Ảnh minh họa.


Ví dụ, năm 2006, Sanjay Kumar, cựu Giám đốc điều hành Hiệp hội máy tính, bị kết án 12 năm tù giam trong vụ bê bối kế toán 2,2 tỷ USD, trong đó ông này bị buộc tội báo cáo gian dối về đăng ký doanh thu phần mềm và nói dối với các nhà đầu tư.

Cựu nhân viên CIA Floyd cho rằng điều then chốt trong xác định những lời nói dối: Hiểu nguyên nhân mọi người nói dối và nhận biết các dấu hiệu trước khi có bằng chứng.

Dấu hiệu nói dối


Câu nói dối phổ biến nhất của cả nam và nữ: “Tôi không sao, tôi ổn” - Theo nghiên cứu của Hãng 20th Century Fox.


Tiến sĩ Gordon Wright, nhà khoa học hành vi ở London dẫn số liệu từ nghiên cứu cho thấy trong khoảng 10 cuộc hội thoại thì hơn 5 lần mọi người có thể xác định chính xác liệu người đối diện có nói dối hay không. Mỗi người nói dối theo cách khác nhau, và chúng ta đều có xu hướng nghĩ rằng ai cũng nói sự thực. Tiến sĩ Wright nói: “Chúng ta đều hướng về sự thật. Nếu chúng ta không cho là người khác thành thật với mình, toàn bộ quá trình đối thoại sẽ sụp đổ”.

“Hầu hết mọi người tin rằng những người nói dối tránh tiếp xúc bằng mắt hoặc liếc sang trái hay phải khi nói dối, nhưng chưa có bằng chứng nào xác thực cả”, Giáo sư tâm lý Leanne ten Brinke thuộc Đại học California, Berkeley nói.

Trên thực tế, những người nói dối thường không gặp khó khăn khi nhìn thẳng vào mắt người đối diện, bởi họ biết nếu nhìn đi chỗ khác, người đối diện sẽ giảm bớt sự tin tưởng vào cuộc trò chuyện. Bởi vậy, để phát hiện nói dối, nên tập trung vào các biểu hiện trên mặt.

Cảm xúc không nói dối. Khi ai đó định nói dối, họ thường cố gắng giả tạo cảm xúc, tuy nhiên các cơ mặt sẽ không phản ứng trừ khi những cảm xúc đó là thật. Nụ cười là một ví dụ điển hình. Một nụ cười thực sự sẽ “kích hoạt” các cơ trên mặt, tạo ra những vết chân chim quanh mắt. Khi giả tạo một nụ cười, bạn sẽ nhoẻn miệng cười nhưng những cơ quanh mắt chẳng hề chuyển động. Điều này không dễ nhận biết, nhưng cũng không phải là không thể.

Việc nói dối cũng đòi hỏi nỗ lực rất lớn về tinh thần. Bạn cần một câu chuyện mạch lạc, hợp lý, không quá nhiều chi tiết, nhưng cũng không bỏ sót quá nhiều. Những người nói dối thường có xu hướng đưa ra ít thông tin hơn những người nói thật và họ có thể dừng lại nhiều hơn khi nói, hoặc thường xuyên ngập ngừng, đặc biệt nếu họ không tập luyện để nói dối trước đó.

Phương pháp CIA


Bạn có thể phát hiện một người nói dối thông qua cách họ phản ứng với những câu hỏi.

Với nhiều năm kinh nghiệm thẩm vấn, Floyd và các đồng sự CIA đã phát triển một phương pháp phát hiện nói dối trong đó phân tích cách thức con người phản ứng với các câu hỏi. Thứ nhất, ngôn ngữ cơ thể là khá quan trọng. Những người diễn tả nhiều bằng điệu bộ hơn thông thường, để tay lên mặt hay hắng giọng thường là đang nói dối.

Một dấu hiệu nữa là khi một người né tránh trả lời câu hỏi. Họ nói những điều có sức thuyết phục để tạo ra ấn tượng là tất cả mọi thứ đều ổn. Tỏ ra hung hăng hay công kích ai đó cũng là một dấu hiệu nói dối. Ngoài ra, khi những người nói dối cố gắng kiểm soát tình huống bằng cách lặp lại các câu hỏi hoặc đưa ra những câu không có dụng ý trả lời, ví dụ như “đó là một câu hỏi hay”.

Floyd cần thấy ít nhất 2 trong số các hành vi trên để xác định đối tượng nói dối, và càng chắc chắn hơn nếu đối tượng có nhiều dấu hiệu hơn.


H.N (Theo BBC)

Ăn cơm nguội ít béo hơn
Ăn cơm nguội ít béo hơn

Các nhà khoa học đã tìm ra cách giảm calo từ gạo – nấu cơm với dầu dừa và để tủ lạnh nửa ngày trước khi ăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN