Lan Trần Mộng giúp xóa đói giảm nghèo

Không chỉ nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề làm thổ cẩm truyền thống và lá thuốc trị liệu của người Dao đỏ; vùng đất Tả Phìn (huyện Sa Pa, Lào Cai) còn là xứ sở của lan Trần Mộng (địa lan), một trong những loài lan quý ở Việt Nam.

Việc phát triển trồng lan ở Tả Phìn từ lâu đã được chính quyền xã và người dân coi như một hướng đi để xóa đói giảm nghèo.

Lan Trần Mộng đem lại nguồn lợi đáng kể cho người dân Tả Phìn.


Đến Tả Phìn, điều dễ nhận thấy nhất và đặc biệt so với nơi khác đó là cảnh người trồng lan, nhà nhà trồng lan. Lan ở đây tự nhiên, thân thuộc và giàu sức sống như cây cỏ dại mọc quanh nhà.

Nhờ thiên nhiên khí hậu ưu đãi, cộng với nguồn gen giống địa lan tốt, lan ở Tả Phìn dễ sống, dễ trồng, cánh hoa dày dặn, mang vẻ đẹp hoang sơ, khỏe khoắn của núi rừng Tây Bắc. Mới đầu mọc nơi kẽ đá, cành cây ở những cánh rừng to, sau lan được người dân địa phương đem về vườn nhà rồi dần trở thành loại hàng hóa bán cho dân sành chơi ở thành phố, đem lại nguồn thu mỗi năm từ 4 đến 5 tỷ đồng cho xã Tả Phìn.

Qua thống kê, xã hiện có gần 16.000 chậu lan, chủ yếu là giống lan Trần Mộng. Theo đó, mỗi gia đình trồng ít cũng vài chục chậu, nhiều từ 200 - 300 chậu. Đặc biệt hộ gia đình anh Vàng A Chảo, thôn Giàng Tra đã nhân giống được 530 chậu hoa địa lan. Anh Vàng A Chảo cho biết, lan Trần Mộng quý vì hoa cao vượt trên lá, hoa to và có sắc, lâu tàn, hương lan xa, lá nhỏ, ngắn và mềm mại, cành hoa uyển chuyển, thanh cao. Đặc biệt, hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán. 

Từ trồng lan, nhiều gia đình có thu nhập từ 30 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng mỗi năm. Hằng năm, doanh thu từ trồng địa lan của toàn xã đạt gần 3 tỷ đồng.
Ông Giàng A Sà, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tả Phìn cho biết, hơn 90% số hộ dân trong xã phát triển kinh tế từ trồng cây địa lan làm hàng hóa. Thời gian tới, xã sẽ thành lập Hợp tác xã chuyên phát triển, kinh doanh và bảo tồn giống địa lan Trần Mộng tại địa phương nhằm thống nhất và niêm yết giá lan trên thị trường.

Hương Thu
Chị Quê làm giàu
Chị Quê làm giàu

Đến xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái), hỏi chị Hà Thị Quê, thôn Noong Tài ai cũng biết, bởi dù tuổi còn trẻ song chị đã mạnh dạn phát triển kinh tế, là tấm gương đi đầu với những cách làm mới, hay trong phát triển mô hình nuôi vịt khép kín, cho lãi trên 300 triệu đồng/năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN