Tỷ phú mía ở Sơn Hòa

Xuất phát điểm chỉ vài ha đất trồng mía, nhưng đến nay ông Hà Châu Ánh (54 tuổi, ở xã Ea Chà Rang, huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) đã sở hữu 72 ha mía.

Niên vụ mía 2014 - 2015, ông Ánh bán cho Nhà máy đường KCP hơn 4.000 tấn mía thịt và hơn 700 tấn mía giống; sau khi trừ toàn bộ chi phí, có thu nhập gần 1,5 tỷ đồng.


Gần 20 năm gắn bó với cây mía, cũng là thời gian ông Hà Châu Ánh nếm không biết bao nhiêu cay đắng, thất bại. Nhờ kiên trì với tư duy “thất bại là mẹ thành công”, giờ đây ông Ánh được nông dân huyện Sơn Hòa ví như một chuyên gia đi đầu trong áp dụng những giống mía năng suất cao và cơ giới hóa trong canh tác. Vì thế, mặc dù tỉnh Phú Yên đang trong thời điểm nắng nóng, khô hạn, nhưng những cánh đồng mía của ông Ánh vẫn trải màu xanh ngút ngàn tận chân đồi.

Ông Ánh cho biết, từ khi Nhà máy đường KCP đặt tại vùng đất Sơn Hòa (năm 2000), ông bắt đầu hợp đồng bán mía với nhà máy. Thấy ông làm ăn có uy tín, lãnh đạo Nhà máy đường KCP tin tưởng, đưa ông vào danh sách hộ nông dân “thẻ vàng”, được nhà máy hỗ trợ đầu tư cho vay vốn lãi suất 0% để mua thêm 30 ha đất. Tuy nhiên, thời điểm đó do canh tác còn thủ công nên chi phí cao, năng suất thấp nên thu nhập không cao.

Từ thực tế trên, ông Ánh quyết định phải loại bỏ ngay giống mía cũ cho chữ đường thấp, tìm những giống mía mới chịu hạn cao, kháng bệnh tốt ở các tỉnh Nam Bộ và Gia Lai về trồng và vận động bà con cùng làm theo; đồng thời áp dụng cơ giới hóa trong khâu trồng, chăm sóc. Bằng kinh nghiệm trong sản xuất, kết hợp với suy nghĩ mạnh dạn, ông Ánh tìm đến một cơ sở cơ khí tư nhân ở xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) đề xuất ý tưởng và đặt chế tạo thành công các thiết bị gieo hom, bón phân, phun thuốc diệt mầm cho cây mía. Nhờ đó, khâu trồng và chăm sóc ban đầu mỗi ha mía chỉ tốn 3,8 triệu - 4 triệu đồng/ha, trong khi làm thủ công chi phí lên đến 6,3 triệu đồng…

Điều đáng trân trọng là không chỉ làm giàu cho riêng mình, ông Hà Châu Ánh còn giúp nhiều người dân ở xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa trồng mía theo phương pháp mới để có điều kiện cải thiện đời sống.

Thế Lập
Hiệu quả mô hình phát triển cây ăn quả
Hiệu quả mô hình phát triển cây ăn quả

Cách đây gần 20 năm, ông Trần Đình Thi, ở thôn Cốc Tủm 1, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã đem những giống cây ăn quả quý như: Na, nhãn, bưởi... ở tỉnh Hưng Yên, Nam Định về trồng thử và thành công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN