Tàu sân bay 'nổ nồi hơi' vượt qua kiểm tra động cơ

Hãng đóng tàu Sevmash ngày 30/7 cho hay, tàu sân bay do Nga lắp ráp dự định chuyển cho Hải Quân Ấn Độ, sau khi trải qua một thời gian dài trì hoãn vì sửa chữa, cuối cùng đã vượt qua các bài kiểm tra động cơ trong giai đoạn đầu của các cuộc thử nghiệm cuối cùng trên vùng biển Bạch Hải.

Tàu sân bay Vikramaditya. Ảnh: Ria Novosti


Các cuộc thử nghiệm hiện tại tập trung vào hệ thống đẩy cũng như khả năng vận hành theo mệnh lệnh của con tàu.

Người phát ngôn của Sevmash cho biết, tàu sân bay Vikramaditya “đã thể hiện một màn trình diễn tuyệt vời trong quá trình thử nghiệm ở nhiều vận tốc khác nhau”, trong đó “vào ngày 28/7, con tàu đã đạt vận tốc tối đa 29,2 hải lý”.

Theo thỏa thuận, thời hạn Nga giao tàu sân bay Vikramaditya cho phía Ấn Độ là vào năm 2008 nhưng sau đó thời điểm này đã được lui tới ngày 4/12/2012. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên của con tàu vào tháng 9/2012 cho thấy các nồi hơi của nó chưa hoạt động hết công suất. Điều này gây ảnh hưởng tới vận tốc tối đa của tàu.

Các nhà sản xuất của Nga cho hay nguyên nhân của vấn đề là do việc sử dụng gạch nung chất lượng thấp sản xuất ở Trung Quốc trong các nồi hơi cách ly thay vì dùng khoáng chất amiăng. Đến tháng 2/2013 các vấn đề liên quan đến nồi hơi mới được phía Nga khắc phục.

Tàu sân bay Vikramaditya sẽ hạ thủy ở biển Barents. Tại đây, con tàu sẽ trải qua các bước hoàn chỉnh bao gồm việc tổ chức các cuộc bay thử trên boong tàu. Nhiều máy bay chiến đấu MiG-29 và trực thăng sẽ tham gia thực hiện chương trình bay thử này. Lãnh đạo của Sevmash cho biết kết quả về những cuộc thử nghiệm cuối cùng sẽ được báo cáo lại cho phía Ấn Độ vào ngày 15/10.

"Nguyên bản" của tàu Vikramaditya là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Nga thuộc lớp tàu sân bay Soviet 1143.4. Tàu Đô đốc Gorshkov gặp phải các vấn đề về nồi hơi và đã xảy ra một vụ nổ nồi hơi vào năm 1994.


Năm 2005, Ấn Độ ký thỏa thuận trị giá 947 triệu USD mua lại tàu Đô đốc Gorshkov và thuê Nga sửa chữa. Con tàu từ đây mang tên Ấn Độ là Vikramaditya. Tuy nhiên, việc trì hoãn thời điểm giao hàng đến ba lần đã đẩy chi phí con tàu lên mức 2,3 tỷ USD, gây nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa Moscow và New Delhi.


A.M
(Theo Ria Novosti)

 Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân tới Vịnh Persic
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân tới Vịnh Persic

Nhóm tàu chiến Mỹ dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS Harry Truman (CVN 75) sẽ khởi hành vào ngày 22/7 từ căn cứ hải quân Norfolk (Virginia) đi làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng Vịnh Persic.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN