Truy tìm cuộc sống của loài khủng long đầu tiên biết bơi

To hơn cả khủng long bạo chúa và hung tợn nhất trong số những loài khủng long ăn thịt, Spinosaurus có thể còn là loài khủng long đầu tiên xâm chiếm mặt nước, bơi lội trên các con sông ở Bắc Phi khoảng 97 triệu năm về trước.

Những phác họa đầu tiên về Spinosaurus

Khi Spinosaurus trôi lững lờ trong mặt nước như loài cá sấu để săn mồi, những chiếc gai rất lớn trên lưng của loài ăn thịt dài 15,2m này sẽ nổi lên trên mặt nước như vây cá mập. Thực đơn của Spinosaurus có thể bao gồm cá, cá sấu cổ đại và bất kì sinh vật xấu số nào xuất hiện.

Mô hình khung xương của Spinosaurus. Ảnh: Washington Post


“Là loài khủng long ăn thịt lớn nhất, nhưng Spinosaurus không sống trên đất liền. Chúng là loài thích nghi với cuộc sống ở dưới nước”, nhà cổ sinh vật học Nizar Ibrahim của trường đại học Chicago (Mỹ), tác giả của bản nghiên cứu về Spinosaurus, cho biết.

Trong khi đó, nhà cổ sinh vật học Paul Sereno, đồng tác giả của bản nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science cung cấp thêm thông tin, rằng tính đến thời điểm đó, khủng long chỉ làm bá chủ trên cạn. Nhưng trải qua 150 triệu năm tiến hóa, “đột nhiên chúng ta thấy những đặc điểm thích nghi mới ở loài Spinosaurus giúp chúng có thể bơi lội”.

Xương hóa thạch của loài Spinosaurus được đề cập đến trong bản nghiên cứu mới của hai nhà cổ sinh vật học, được phát hiện dưới lớp đá sa thạch ở vùng sa mạc Sahara tại Maroc. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy phần hộp sọ, móng vuốt và phần xương gai trên lưng. Đặc biệt trong đó có phần mõm như ở bộ cá sấu, xương chân như mái chèo và xương đặc. Tất cả các đặc điểm này hỗ trợ việc nổi trên mặt nước.

Đánh giá về công trình nghiên cứu mới của hai nhà cổ sinh vật học trên, chuyên gia về khủng long Thomas Holtz của đại học Maryland (Mỹ) phát biểu: “Về tất cả mọi khía cạnh, các phát hiện của đội nghiên cứu cho thấy Spinosaurus là một loài khủng long ăn thịt đặc biệt khác biệt và có khả năng riêng”.

Theo chuyên gia này, “Spinosaurus gần như không phải là loài có phần đùi lớn”, mà có phần hông hẹp và đùi thon. “Điều này không phù hợp với một loài động vật sống trên cạn và sống bằng cách săn đuổi những loài khác. Nhưng nếu đây là loài sống chủ yếu ở dưới nước, chúng không cần đến các cơ chân khỏe”, ông nói.

Truy lùng lịch sử

Spinosaurus lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà cổ sinh vật học người Đức, Ernst Freiherr Stromer von Reichenbach tại sa mạc của Ai Cập năm 1912. Nhưng kể từ khi vụ đánh bom Munich (Đức) trong Chiến tranh thế giới thứ hai phá hủy các hóa thạch, các nghiên cứu học thuật về loài này rơi vào màn sương mù của lịch sử.

Mô hình Spinosaurus. Ảnh: National Geographic


Nhưng nhà cổ sinh vật học Ibrahim đã tái khởi động cuộc săn lùng các hóa thạch khác của loài này bằng cách lần mò từ các dữ liệu của Stromer tại trung tâm lưu trữ dữ liệu và lâu đài của gia đình nhà cổ sinh vật học người Đức này tại bang Bavaria.

Trong quá trình nghiên cứu, ông Ibrahim đã tình phát hiện chi tiết về một người sưu tầm hóa thạch đã phát hiện các hóa thạch mới của loài Spinosaurus dọc theo các mỏm đá ở sa mạc Sahara có tên Kem Kem năm 2009. Năm 2013, Ibrahim lên đường đến địa điểm trên, lần tìm dấu vết của nhà sưu tầm hóa thạch trên để xác thực nguồn gốc của các hóa thạch cũng như xác định độ tuổi của chúng một cách chính xác.

Trong thời kì của loài Spinosaurus, có một dòng sông lớn và một hệ thống đầm lầy chạy dọc Bắc Phi với nhiều loài sinh vật như cá phổi, cá mập, các loài cá sấu cũng như khủng long. Theo bản nghiên cứu, Spinosaurus đã sinh trưởng tốt nhờ nguồn cung cấp thức ăn ổn định này và cơ thể của Spinosaurus có những đặc điểm lí tưởng phù hợp với việc bắt cá.

Nhà cổ sinh vật học Eric Buffetaut của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học tại Paris (Pháp) cho hay, những phát hiện hóa học từ các hóa thạch khủng long Spinosaurus khác được công bố năm 2010, đã chỉ ra cá là khẩu phần ăn ưa thích của Spinorsaurus. Tuy nhiên, theo Ibrahim, “đến cuối cùng, bạn cần phải thấy câu chuyện được kể bằng những chiếc xương của loài này”.

Câu chuyện của những chiếc xương

Với việc tái tạo khung xương của loài khủng long này sử dụng công nghệ số, các nhà khoa học đã nhìn thấy câu chuyện về một loài thích nghi với đời sống lưỡng cư. Hộp sọ của Spinosaurus có lỗ mũi ở phần trên mõm, vị trí hoàn hảo để thở khi hai hàm của chúng chìm ngầm như ở loài cá sấu. Và cũng tương tự như cá sấu, trên đầu mõm của Spinosaurus có những phần thần kinh và mạch máu nhạy cảm với những thay đổi áp suất đột ngột trong mặt nước khi con mồi trốn chạy.

Xem video tái dụng khung xương của Spinosaurus:


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Những chiếc răng lớn hình nón, có xu hướng nghiêng về phía sau của Spinosaurus cấu thành bộ phận phù hợp để bắt cá. Trong khi đó, các móng vuốt dài, uy lực trên hai chi trước là thứ vũ khí lợi hại hỗ trợ hàm răng. Các đặc điểm trên được bổ trợ bằng chiếc cổ và phần thân dài.

Tuy nhiên, cũng vì những đặc điểm như vậy mà cơ thể Spinosaurus có thể trở nên quá nặng ở phần trên, không phù hợp để bước đi bằng hai chân trên mặt đất. Trong khi đó, hai chân sau ngắn, mạnh, như mái chèo, có thể có màng, dù hỗ trợ cho khả năng bơi lội nhưng lại làm hạn chế việc di chuyển bên ngoài mặt nước.

Một điểm khác ở loài Spinosaurus khiến các nhà khoa học chú ý là xương chân đặc. “Chúng tôi đã thấy ngạc nhiên khi thấy những xương chân như vậy”, ông Ibrahim nói. Ngày nay, chim cánh cụt có những chiếc xương đặc tương tự để giúp duy trì việc nổi trên mặt nước, và có khả năng là những chiếc xương đùi nặng có thể cũng đã giúp Spinosaurus làm điều tương tự.

Chuyên gia Holt thì cho biết, xương chân cứng là điều chưa từng được biết đến ở các loài khủng long khổng lồ chân thú khác như Tyrannosaurus và Giganotosaurus. “Tyrannosaurus và các loài khủng long khổng lồ ăn thịt khác giữ thăng bằng thông qua hông, tương tự như một chiếc bập bênh khổng lồ. Nhưng có vẻ như nước đã giúp Spinosaurus nâng đỡ cơ thể, và vì vậy loài này có một phần trên cơ thể nặng”, ông nói.

Những chiếc gai lưng khổng lồ

Theo nhà cổ sinh vật học Ibrahim, cuộc sống dưới nước có thể cũng là nguyên nhân lí giải phần gai khổng lồ chạy dọc cột sống của Spinosaurus. Với chiều cao 1,8m, đây là những chiếc gai thuộc vào hàng cao nhất được biết đến của khủng long.

Mô hình Spinosaurus. Ảnh: National Geographic


Theo một số giả thuyết, những chiếc gai này hoặc để giúp Spinosaurus tản nhiệt, hoặc là nơi dự trữ chất béo như bướu của lạc đà. Tuy vậy, theo bản nghiên cứu mới, có vẻ như những chiếc gai trên có rất ít mạch máu nên không có chức năng tản nhiệt. Và chúng được bọc sát “bên trong lớp da” thay vì là nơi dự trữ chất béo.

Khả năng lớn nhất được xét đến của những chiếc gai này là công dụng ra hiệu với những con khủng long khác: hoặc là lời cảnh báo với đối thủ, hoặc là công cụ để ve vãn bạn tình.

Khi Spinosaurus lên cạn, có ít khả năng chúng đọ sức với các loài ăn thịt khác, và đặc biệt là càng không chạm mặt với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex (T. rex). Cả hai loài đã sống trên các lục địa tách biệt nhau và cách nhau hàng triệu năm.

Tuy nhiên, có nhiều loài khủng long ăn thịt tương tự T. rex sống trong cùng vùng không gian với Spinosaurus, như loài Carcharodontosaurus với những chiếc răng lớn. “Các loài ăn thịt lớn hẳn sẽ tránh rơi vào các cuộc ẩu đả với nhau. Loài nào có được cú đớp trúng đối phương đầu tiên có khả năng sẽ là loài chiến thắng”, Ibrahim cho biết.

Vì phần lớn thời gian Spinosaurus sống dưới nước nên có thể đối thủ trong thời kì đó của chúng là cá đao răng nhọn, loài dài 7,6m, có mỏ lớn và sở hữu những chiếc răng sắc nhọn. “Đó là môi trường sống đầy rẫy kẻ săn mồi nguy hiểm”, ông nói.


Anh Tiếu (Theo National Geographic)

Hóa thạch khủng long năng hơn Boeing 737
Hóa thạch khủng long năng hơn Boeing 737

Một nhóm các nhà khoa học Argentina và Mỹ đã phát hiện tại tỉnh Santa Cruz các mẫu xương hóa thạch của một loài khủng long khổng lồ sống cách đây 77 triệu năm tại vùng Patagonia, phía nam Argentina.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN