Giá hàng Tết “tăng tốc”

Mặc dù được cơ quan chức năng khẳng định, nguồn cung thực phẩm sẽ đảm bảo, không sốt hàng hay tăng giá đột biến vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng những ngày gần đây, nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt và rau xanh đã tăng giá từ 10 đến 20% so với đầu tháng.


 

Khách hàng lựa chọn hàng hóa tại siêu thị BigC, kênh phân phối hơn 70% hàng hóa sản xuất trong nước.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về cơ bản, nguồn cung thịt gia súc gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu Tết Nguyên đán vì bình quân mỗi tháng cả nước vẫn sản xuất 250.000 đến 260.000 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn từ 220.000 đến 230.000 tấn/tháng,…


Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chủ động thêm nguồn hàng để phục vụ thị trường. Tuy nhiên, so với tháng 12, hiện giá bán các loại thịt gia súc, gia cầm và trứng đều tăng từ 10 đến 20%, trong đó giá thịt lợn hơi, gà ta và trứng gia cầm tăng khoảng 15-20%.


Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng dao động từ 49.000 đến 51.000 đồng/kg, giá gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg, thịt bò hơi từ 65.000 đến 70.000 đồng/kg.


Lý giải việc tăng giá này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, hầu hết giá thực phẩm như thịt lợn, gia cầm, trứng trong năm 2012 duy trì ở mức khá thấp. Tuy nhiên, cuối năm 2012, đầu năm 2013, giá thực phẩm tăng mạnh, thịt lợn tăng 4.000 đến 5.000 đồng/kg, thịt gà tăng 5.000 đến 6.000 đồng/kg, trứng gia cầm tăng từ 200 đến 300 đồng/quả...


Việc tăng giá này một phần do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này trong dịp Tết tăng hơn so với các tháng trước từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, với mức giá này, người chăn nuôi bắt đầu có lãi và đây cũng là động lực khuyến khích họ tiếp tục tái đàn, phục hồi chăn nuôi để đảm bảo nguồn cung cho thời gian tới.


Về rau xanh, các tỉnh phía Nam dư sức cung ứng cho thị trường tại khu vực này và có thể "tiếp viện" cho các tỉnh phía Bắc trong trường hợp cần thiết. Trong khi đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng dự kiến thừa từ 30 - 50% sản lượng.


Riêng tại Hà Nội, nông dân trên địa bàn mới chỉ sản xuất và cung ứng được 60% nhu cầu rau xanh cho người tiêu dùng. Lượng rau còn lại sẽ được bù đắp từ các tỉnh lân cận. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian qua miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến việc sản xuất rau màu nên nguồn cung mặt hàng này chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.


Cũng vì lý do này, các thương lái đã tự tung, tự tác tăng giá rau xanh. Theo khảo sát của phóng viên, giá rau xanh tại các chợ đều tăng từ 30 đến 50%. Cụ thể, bắp cải từ 8.000 đồng/kg tăng lên 13.000 đến 15.000 đồng/kg, su hào 4.000 đồng/củ tăng lên 7.000 đồng/củ, cà chua từ 12.000 đồng/kg tăng lên 16.000 đến 20.000 đồng/kg... Trong khi đó, phản ánh của nhiều người trồng rau tại các huyện ngoại thành Hà Nội, giá rau tại ruộng bán cho thương lái chỉ tăng khoảng 5 đến 10%.


Trong các loại đồ uống thì bia có giá tăng mạnh nhất. Theo Công ty TNHH Một thành viên Sabeco (Satraco), từ giữa tháng 1, giá một số sản phẩm bia của Công ty tăng khoảng 5%. Theo đó, bia Sài Gòn đỏ có giá 122.980 đồng/két, Sài Gòn Special 167.090 đồng/két, bia 333 giá 215.000 đồng/két. Sau khi bia của Sabeco tăng thì một số loại bia khác như Tiger cũng tăng khoảng 7%, bia Heineken mặc dù chưa tăng giá từ đầu nguồn nhưng các đại lý cũng đồng loạt tăng thêm từ 10.000 đến 15.000 đồng/két. Giá các loại đồ uống khác cũng tăng từ 10 - 15%...


Trong khi giá thực phẩm ngoài chợ tăng mạnh thì hệ thống siêu thị BigC đang áp dụng chương trình khuyến mãi "Sẵn sàng cho bữa ăn ngày Tết" từ 28/1 đến 9/2/2013 với việc giảm giá từ 5 đến 30% cho hơn 200 mặt hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống.



Văn Xuyên

Hàng Việt “thăng” hạng
Hàng Việt “thăng” hạng

Càng sát đến Tết Quý Tỵ, thị trường hàng hóa ở TP Hồ Chí Minh càng “nóng” hơn, khi người dân bắt đầu tăng tốc mua sắm. Khác với mọi năm, những ngày này, tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống…, hàng Việt đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN