Khủng hoảng 2008 khác gì so với bấn loạn 2015?

Cú sốc trên thị trường chứng khoán thế giới những ngày qua khiến nhiều người liên tưởng đến khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu 2008. Thế nhưng “Gấu” (thuật ngữ chỉ thị trường đi xuống) của năm 2015 có sự khác biệt lớn với “Gấu” của thời kì 2007-2008.

1. Xưa: Thị trường và các ngân hàng trung ương lo sợ lạm phát, khi giá dầu thô ngọt nhẹ cán mốc cao kỉ lục 133 USD/thùng hồi mùa hè năm 2008. Nay: Giá dầu rớt xuống ngưỡng 40 USD/thùng, khiến các thị trường và ngân hàng trung ương lo sợ nguy cơ giảm phát.

2. Xưa: Tổng nợ của Trung Quốc ở mức khá khiêm tốn là 7.000 tỉ USD, dưới 100% GDP. Nay: Con số này đã tăng gấp 4 lần, đạt mức 28.000 tỉ USD hồi giữa năm 2014, tương đương với 282% GDP.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers châm ngòi khủng hoảng 2008. Ảnh: Reuters


3. Xưa: Các ngân hàng trung ương có đủ bộ công cụ để can thiệp vào các chính sách tiền tệ ở mức lớn chưa từng thấy, với những “phát kiến” mới như Chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao (TARP), Chương trình Hỗ trợ giải quyết tài sản xấu (TARF), Quỹ cứu trợ tài sản xấu (BARF), Nới lỏng định lượng (QE), Lãi suất bằng không (ZIRP). Ngày nay: Dư địa chính sách hầu như không còn nhiều, vì mọi công cụ đã được sử dụng ở quy mô chưa từng có. Bất kì công cụ mới nào cũng là sự mô phỏng của QE, đường cong lãi suất, mua tài sản xấu.

4. Xưa: Ngân hàng trung ương ít chạy theo xu hướng “giật cục”, can thiệp vào thị trường và nền kinh tế chủ yếu giới hạn ở khía cạnh kìm hãm lãi suất kỉ nguyên hậu dot.com. Nay: Ngân hàng trung ương chưa một phút ngừng can thiệp kể từ năm 2008. Thị trường bị tác động bởi hơn 6 năm đặt dưới “bàn tay hữu hình” cấp độ lớn. Nhưng thay vì khoác lên “tấm áo mới” hoàn chỉnh, các định chế này lại phải đối mặt với một thị trường toàn cầu bị chi phối bởi các động cơ từ chính sách tài chính nới lỏng kéo dài.

5. Xưa: Lãi suất bùng nổ thời kì hậu dot.com. Lãi suất được Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp dụng thời điểm 2006-2007 là trên 5%. Nay: FED ấn định mức lãi suất tượng trưng 0,25% trong suốt hơn 6 năm qua, một thời gian áp đặt ZIRP dài hiếm có.

6. Xưa: Lãi suất cho vay cầm cố thời hạn trung bình 30 năm từ tháng 9/2005 đến tháng 11/2008 là 6%. Nay con số này giảm còn 4%.

7. Xưa: Đồng USD tăng giá trong cơn khủng hoảng chỉ bởi lẽ dòng vốn tìm đến nơi trú ẩn an toàn cuối năm 2008 đến đầu 2010. Nay: Đồng bạc xanh lên giá 20% kể từ giữa năm 2014, trong bối cảnh đồng tiền này được cho là mở rộng vững chắc thị phần trên toàn.

Thế giới đang không ngừng dõi theo sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: WSJ


8. Xưa: USD rớt giá mạnh từ 2006-2008, tiếp đó là 2010-2011, làm tăng lợi nhuận của các công ty Mỹ có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở nước ngoài, chiếm đến 40-50% tổng lợi nhuận của tất cả các tập đoàn đa quốc gia. Nay: Đồng USD lên giá không chỉ bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp này, mà còn nhấn chìm các thị trường tài chính, chứng khoán mới nổi, buộc Trung Quốc phải phá giá đồng NDT, châm ngòi cho đà lao dốc của chứng khoán quốc tế.

9. Xưa: Giai đoạn bùng nổ kinh tế 2003-2008 được xem là “thuyền nổi, nước nổi”, đem lại lợi ích cho tất cả các thành phần trong xã hội. Nay: Các chính sách của ngân hàng trung ương bị xem là động cơ làm phình to bất bình đẳng về thu nhập, tài sản kéo dài trong suốt hơn 6 năm. 
Hoài Thanh (Theo Washington Post)
Trung Quốc: Tăng trưởng kì diệu đến hồi kết?
Trung Quốc: Tăng trưởng kì diệu đến hồi kết?

Một loạt những dữ liệu xấu gần đây khiến nhiều người tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN