Giáo dục - vũ khí kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc (Tiếp theo và hết)

Hệ thống giáo dục của Trung Quốc đi theo mô hình 6 - 3 - 3 - 3/4 (6 năm tiểu học, 3 năm phổ thông, 3 năm trung học và 2 hoặc 3 năm cao đẳng hoặc 4 năm đại học). Chín năm phổ thông đầu tiên là bắt buộc đối với mọi trẻ em theo Luật giáo dục bắt buộc (1986 - 2006).

 

Các nữ sinh viên nói chuyện với nhà tuyển dụng tại một hội chợ việc làm tổ chức ở Đại học Nankai, miền bắc Trung Quốc ngày 11/4.

 

 Học sinh trong giai đoạn giáo dục bắt buộc thường tới trường theo hệ thống đăng ký hộ gia đình. Khi kết thúc bậc giáo dục tiểu học, học sinh thường lên tiếp bậc phổ thông cơ sở. Tuy nhiên, sau bậc này, học sinh phải qua một kỳ thi lên trung học, phải cạnh tranh vào những trường điểm vốn gần như được coi là cánh cửa duy nhất để vào các trường đại học danh tiếng.


Đào tạo giáo viên ở Trung Quốc diễn ra trên cơ sở cạnh tranh, buộc các hiệu trưởng và giáo viên phải nỗ lực để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn. Hiệu trưởng và giáo viên nghiệp vụ tốt được khuyến khích và khen thưởng xứng đáng. Những người nghiệp vụ kém, cơ hội thúc đẩy sự nghiệp bị hạn chế. Hơn nữa, việc thông qua quy định về mức lương trả theo hiệu quả công việc cho thấy những người kém nghiệp vụ không chỉ “mất mặt” mà còn nhận mức lương thấp hơn. Thông thường kết quả kiểm tra của học sinh là chỉ số rõ nhất cho thấy hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực hết sức để nâng cao kết quả học tập.


Sự chú trọng tới các bài kiểm tra đã giúp sinh viên Trung Quốc nằm trong nhóm có kết quả kiểm tra tốt nhất trên phạm vi toàn cầu. Đơn cử, trong Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức ba năm một lần, sinh viên Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất về toán, khoa học và đọc năm 2009. Kết quả tương tự đã đạt được trong năm 2012.


Tuy nhiên, việc chú trọng tới kết quả kiểm tra khiến các sinh viên thường phát huy khả năng ghi nhớ, học thuộc thông tin và tuân theo những hướng dẫn mà thiếu đi sự tư duy, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Khiếm khuyết này là mối lo ngại lớn cho Chính phủ Trung Quốc vốn đang muốn xây dựng một xã hội bền vững và thịnh vượng trên cơ sở giáo dục và khoa học. Kết quả là thêm nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành tiếp sau Đề cương Kế hoạch quốc gia về cải cách và phát triển giáo dục trong trung và dài hạn (2010 - 2020).


Sự phát triển hệ thống giáo dục giúp Trung Quốc đào tạo thêm nhiều chuyên gia và lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang thay đổi. Việc cung cấp lực lượng lao động được đào tạo cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng. Có thể nói giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân mà là chìa khóa cho động lực kinh tế của Trung Quốc.

 

Đào tạo giáo viên ở Trung Quốc diễn ra trên cơ sở cạnh tranh, buộc các hiệu trưởng và giáo viên phải nỗ lực để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.


Đỗ Vân

Chuyển đổi mô hình giáo dục- xu hướng của thế kỷ 21

Ngày 15/4/2014, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỉ 21”, do Hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN