Bí ẩn vụ rơi máy bay MH17- Kỳ 2

Kỳ 2: Thế lực phía sau và chiến dịch truyền thông “đen”


Inmarsat có nhiều hợp đồng lớn với Liên hợp quốc, NATO, Bộ An ninh nội địa và Trung tâm kiểm soát không lưu quốc gia Mỹ. Tổ chức này cũng có nhiều hợp đồng lớn với Trung tâm truyền thông liên kết dữ liệu phi công/kiểm soát không lưu (CPDLC) và theo những hợp đồng đó, Inmarsat đảm bảo tiếp xúc trực tiếp giữa tổ lái và kiểm soát không lưu trong suốt hành trình đổi tuyến đường bay (như hướng gió thay đổi và những nguyên lý hoạt động khác...).


Vì vậy, ngay cả khi một máy bay dân sự vô tình bay vào vùng chiến sự thì Inmarsat phải biết rõ về chuyến bay đó; cung cấp phương tiện, thiết bị để đảm bảo cho chuyến bay và có thể cảnh báo những máy bay khác về những mối nguy hiểm tiềm tàng. Tuy nhiên, trong trường hợp của MH17 vì một vài lý do nào đó, ba máy bay phản lực thương mại khác cũng bay vào khu vực chiến sự nguy hiểm này trong cùng khoảng thời gian tương tự cùng ngày. Điều này nghe có vẻ khó hiểu. Đó là điểm mấu chốt của vấn đề.


Có thể giả thiết rằng một máy bay ảo khác, có kích thước nhỏ hơn, như một máy bay chiến đấu được trang bị vũ khí đầy đủ với tên lửa đối không đang đợi sẵn chiếc máy bay chở khách ở khu vực này để làm vật tế thần thay thế cho nó. Nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng đó chính là những gì từng xảy ra với KAL007. Cùng thời điểm KAL007 chuẩn bị cất cánh, một máy bay của Mỹ cùng chủng loại, sơn tên, số hiệu chính xác như vậy cũng khởi hành nhưng chỉ có phi hành đoàn và 28 người trên đó (chủ yếu mang theo nhân viên và thiết bị tình báo). Chỉ vài giờ cất cánh, chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Hàn Quốc phải đáp xuống sân bay trên đảo Okinawa, Nhật Bản vì lý do kỹ thuật. Sau đó, hành khách được phân loại và đưa về nhà bằng các phương tiện khác trên đất Nhật, còn người Hàn Quốc được đưa về nhà bằng tàu chiến của hải quân Mỹ. Sau khi tất cả mọi người đã ký tên vào một bản cam kết không hé lộ cho ai biết về chuyến bay cũng như dặn dò các tình huống ứng phó.


Phục dựng hình ảnh KAL007 trước khi bị bắn hạ.


Cũng vào thời điểm đó, một máy bay trinh sát quân sự có hình dáng, kích thước tương tự sẽ xuất hiện cùng chiếc máy dân sự này, chủ yếu để gây nhiễu hệ thống radar của Liên Xô. Hiện nay, hệ thống radar phức tạp hơn nên nó có thể phải cần đến ba máy bay khác vờ như tình cờ xuất hiện cùng lúc tại vùng chiến sự để đạt được hiệu quả gây nhiễu hệ thống radar tương tự.


Sau vụ tai nạn phải lâu sau đó thế giới mới được biết rằng chiếc hộp đen đã được tìm thấy. Nó chắc chắn nằm trong tay các nhân viên kỹ thuật rất lâu trước khi tuyên bố đó được đưa ra, một điều bất thường đối với các công việc thông thường của các cơ quan chức năng. Sau khi Liên Xô nắm giữ hộp đen trong một thời gian, báo cáo cuối cùng mà Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã được biên tập rất kỹ. Hiện nay, các kỹ thuật viên có thể lấy được bản ghi âm rõ ràng hơn những gì họ có thể làm tương tự như vậy trong năm 1983 nhưng ICAO, một cơ quan của Liên hợp quốc đặt trụ sở tại Canada, đã liên tục từ chối thực hiện việc này.


Hơn nữa, CIA, FSB (Cơ quan An ninh Nội địa Nga), Mossad (Cơ quan Tình báo Israel), NATO và Hàng không Anh liên tục giám sát khu vực biên giới Nga-Ukraine với những công nghệ tốt nhất của họ, từ mạng lưới vệ tinh và thông tin liên lạc toàn cầu, kể từ khi người dân Crimea quyết định tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga. Tất cả các cơ quan này đều sử dụng bằng chứng về việc MH17 đã đổi hướng bay sâu vào khu vực Donetsk hơn bất kỳ loại máy bay dân sự nào khác vào thời điểm đó, khả năng máy bay này đã được điều động vào tuyến đường bay đó bởi một kiểm soát viên không lưu nặc danh mà danh tính người đó chúng ta sẽ không bao giờ biết được, và chắc chắn là đã sử dụng kênh thông tin liên lạc của Inmarsat.


Tuy nhiên, chính các cơ quan đó đang cố gắng để truyền đạt đến chúng ta rằng không ai biết gì về diễn biến tình hình tại giai đoạn này với điều gì đã thực sự xảy ra… Nếu sự xuất hiện của những chiếc máy bay khác cùng thời điểm đó được làm sáng tỏ thì thật kỳ lạ không có gì có thể được xác định chắc chắn khi MH17 lại được điều phối bay vào khu vực đó bởi cùng một công ty điều hành bay mà họ cùng thuê sử dụng dù theo cách này hay cách khác.



Theo "Tin toàn cầu"

(còn tiếp)

1
Bí ẩn vụ rơi máy bay MH17- Kỳ 1
Bí ẩn vụ rơi máy bay MH17- Kỳ 1

Chuyến bay MH17 bay qua Donetsk là khu vực chiến sự và việc bắn hạ MH17 đã được lên kế hoạch từ rất lâu trước đó. Điều này không thể là sự tình cờ khi các chuyến bay thương mại bay qua vùng chiến sự và hãng hàng không quốc tế Ukraine đã đình chỉ một số tuyến đường bay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN