Đằng sau hệ thống tên lửa S-300 tại Syria

Khả năng Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa mặt đất S-300P cho Syria đã trở thành “bí ẩn” được đại chúng đồn đại. Tuy nhiên hệ thống này lại chưa từng tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào.

Cần lưu ý rằng tên lửa mặt đất S-300 vào những năm 1970 là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ nhất của Liên Xô. Nó được triển khai sâu trong lãnh thổ Liên Xô trước đây, để không bị tấn công trên bộ. Bảo vệ nó dưới mặt đất là các tên lửa tầm ngắn và tầm trung và trên không là các máy bay tiêm kích. Ngoài ra số lượng các trung đoàn tên lửa S-300P cũng khá lớn.

Hệ thống tên lửa S-300PMU. Ảnh: ausairpower.net


Gót chân Achilles của vũ khí hoàn hảo


Điểm yếu đầu tiên của hệ thống tên lửa S-300 là cồng kềnh. Kể cả ở cấu hình tối thiểu, một tiểu đoàn S-300P gồm khoảng 10 xe tải cỡ lớn 4 trục dài 12m, nặng hơn 40 tấn. Ngoài ra một tiểu đoàn S-300P chưa phải là đơn vị chiến đấu hoàn chỉnh. Yếu điểm thứ hai là “phễu tử” lớn nằm xung quanh mỗi bệ phóng tên lửa. Điểm yếu thứ 3 là thời gian nạp đạn cho các bệ phóng lâu, không ít hơn 1 giờ. Ngoài ra cũng cần tính tới xe chở và nạp đạn cũng như đạn dự phòng.

Những điểm yếu trên khiến cho S-300 rất dễ bị tấn công từ trên bộ lẫn trên không trước khi triển khai chiến đấu cũng như khi đã sẵn sàng chiến đấu nếu không được các hệ thống khí tài khác bảo vệ. Ngoài ra mỗi trung đoàn S-300, gồm từ 1-2 tiểu đoàn, trên thực tế ít có khả năng chiến đấu cao do nhanh hết đạn. Cần có nhiều hơn một trung đoàn tên lửa S-300 để chúng che chắn các “phễu tử” cho nhau.

Cuối cùng vận chuyển hệ thống S-300 khá khó khăn. Cụ thể khả năng vận chuyển bằng đường không là không thể. Trên lý thuyết cho thể vận chuyển từ 1-2 xe chở hệ thống S-300 bằng máy bay An-124 song khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Vận chuyển bằng đường biển cũng tốn nhiều thời gian xong rẻ hơn. Hệ thống này cũng vô cùng dễ bị tấn công khi đang trong giai đoạn vận chuyển hay xếp dỡ.

Từ tất cả các yếu tố trên ta có thể thấy rất khó “bí mật” chuyển giao S-300 cho Syria. Để chuyển giao nó cần phải có sự tham gia tích cực của Hải quân Nga, trong đó có các tuần dương hạm để bảo vệ nó không bị không kích khi đang bốc dỡ tại cảng. Do toàn bộ lãnh thổ Syria đang diễn ra chiến tranh nên hệ thống này khi triển khai sẽ liên tục phải đối mặt với nguy cơ bị các chiến binh đối lập tấn công trên bộ, đó là chưa kể đến lực lượng biệt kích của Israel, NATO và những kẻ phá khoại Arập. Ngoài ra hệ thống S-300 cũng cần tới các binh sĩ được huấn luyện thuần thục để vận hành, dù cũng có thể áp dụng phương án không sử dụng người Syria.

Những hạn chế của phương Tây

Trong chiến dịch tại Libya năm 2011, không quân châu Âu đã có lúc phải “ngừng cuộc chơi” do không còn đủ đạn và nhiên liệu, dù lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Gaddafi hầu như không có các hệ thống phòng không tốt. Trong khi đó Syria hiện sở hữu nhiều hệ thống tên lửa mặt đất cũ như S-75, S-125, S-200, Kvadrat, Osa, cũng như một số hệ thống mới Buk và Pantsir. Như vậy, sự xuất hiện của S-300 tại Syria sẽ hoàn toàn loại bỏ khả năng can thiệp của châu Âu.

Israel cảm thấy bực bội trước việc Syria sở hữu S-300 vì nếu đây là điều có thực, lần đầu tiên trong vòng 40 năm không quân Israel phải đối mặt với thách thức thực sự. Khi đối mặt với S-300, khả năng Israel phải hứng chịu tổn thất về máy bay trong khi phi công bị Syria bắt là một thực tế và điều này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nhà nước Do thái.

Chỉ Mỹ là có thể loại bỏ S-300P mà không phải chịu tổn thất về máy bay và phi công thông qua việc sử dụng tên lửa Tomahawk. Trong kịch bản này bất cứ tên lửa có cánh nào cũng có thể vấp phải sự chống trả của lá chắn tên lửa mặt đất có điều khiển của Syria. Đương nhiên Mỹ có nhiều tên lửa Tomahawk hơn số tên lửa mặt đất có điều khiển của Syria song không thể hạ gục hoàn toàn các hệ thống S-300. Để tấn công, Mỹ phải cần tới vài trăm quả tên lửa (trong khi kho vũ khí Mỹ có giới hạn, khoảng 3-4.000 quả tên lửa), tốn hàng triệu USD để xóa sổ các hệ thống S-300. Với Israel, để đạt được mục tiêu này, họ sẽ phải trả giá nhiều hơn.

Như vậy có thể kết luận sự hiện diện của S-300P sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh hệ thống phòng không của Syria trước khả năng NATO xâm lược, song khả năng diễn ra kịch bản này hiện không hề cao. Với Israel, khả năng nước này không kích Syria thậm chí còn cao hơn.


Duy Trinh (Theo báo Độc lập, Nga)



Nga vẫn ‘đóng băng’ hợp đồng S-300 với Syria
Nga vẫn ‘đóng băng’ hợp đồng S-300 với Syria

Nga vẫn không có kế hoạch chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền của Tổng thống Assad bất chấp việc chính quyền Mỹ công bố kế hoạch cấp vũ khí cho phe đối lập tại Syria.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN