Số phận tù nhân chiến tranh Ukraine bị Nga bắt tại 'pháo đài' Azovstal

Giới quan sát quốc tế đang chú ý tới cách đối xử với tù binh chiến tranh Ukraine bị bắt ở Mariupol và họ có những quyền gì với tư cách là tù nhân của Nga.

Chú thích ảnh
Các tay súng Ukraine đã đầu hàng sau nhiều tuần cố thủ tại nhà máy thép Azovstal, ở thành phố cảng chiến lược Mariupol. Ảnh: Reuters

Phá vỡ sự im lặng gần đây về vấn đề tù nhân chiến tranh (POW), Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) ngày 19/5 cho biết họ đã đăng ký “hàng trăm” tay súng Ukraine đầu hàng Nga tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, là POW.

Tuyên bố của ICRC – tổ chức hoạt động như một người bảo vệ các Công ước Geneva, với tuyên bố hạn chế “sự man rợ của chiến tranh”, được đưa ra ngay sau khi quân đội Nga cho biết 1.730  binh sĩ Ukraine tại nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng.

Sự chú ý lúc này đang chuyển sang cách những tù nhân chiến tranh đó được đối xử và họ có những quyền gì. Dưới đây là những câu hỏi được quan tâm về các tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến kéo dài gần ba tháng qua của Nga ở Ukraine:

Tù nhân chiến tranh (POW) là ai?

Điều 4 của Công ước Geneva thứ ba, tập trung vào POW, xác định họ là bất kỳ thành viên nào của lực lượng vũ trang hoặc dân quân - bao gồm cả các phong trào kháng chiến có tổ chức - trong một cuộc xung đột, những người “đã rơi vào tay kẻ thù”.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Nga kiểm tra túi của thành viên lực lượng Ukraine sau khi rời nhà máy Azovstal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 19/5. 

POW cũng bao gồm các thành viên phi hành đoàn không tham chiến, phóng viên chiến trường, và thậm chí là "cư dân của một vùng lãnh thổ không bị chiếm đóng, những người mà khi kẻ thù tiếp cận, đã tự động cầm vũ khí để chống lại các lực lượng xâm lược".

POW có những quyền gì?

Công ước Geneva đặt ra các yêu cầu để đảm bảo rằng tù nhân tù binh được đối xử nhân đạo, bao gồm các vấn đề như nơi họ bị giam giữ; sự cứu trợ mà họ nên nhận được, trợ giúp y tế cho những người bị thương; và các thủ tục pháp lý mà họ có thể phải đối mặt.

“Trong trường hợp này, Liên bang Nga có một danh sách đầy đủ các nghĩa vụ: Đối xử nhân đạo với họ (các POW), cho phép ICRC tiếp cận với họ, thông báo cho ICRC tên của họ, cho phép họ viết thư cho gia đình, chăm sóc họ nếu họ bị thương, bị bệnh, cho họ ăn v.v.”, ông Marco Sassoli, giáo sư luật quốc tế tại Đại học Geneva, cho biết.

Nhưng rõ ràng, quyền lực giam giữ có thể tước đi quyền tự do của các tù nhân chiến tranh cho đến khi xung đột vũ trang quốc tế kết thúc, và có thể giữ họ - không giống như dân thường - trên lãnh thổ của bên bắt giữ. Vì vậy, họ có thể được đưa đến Nga”, ông Sassoli nói thêm.

Chú thích ảnh
Thương binh Ukraine được đưa khỏi nhà máy Azovstal đến bệnh viện ở khu vực do Nga kiểm soát. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

POW có thể bị đưa ra xét xử không?

Chỉ trong một số điều kiện nhất định, đặc biệt là nếu một cá nhân chiến binh bị buộc tội phạm một hoặc nhiều tội ác chiến tranh. Giáo sư Sassoli nói rằng một lời buộc tội như vậy phải dựa trên bằng chứng được công bố.

Ông nói: “Họ chắc chắn không thể bị trừng phạt vì đã tham gia vào các cuộc chiến, bởi vì đó là đặc quyền của các chiến binh và tù nhân chiến tranh”.

POW có thể được tham gia trao đổi tù nhân?

Công ước Geneva không đặt ra các quy định về trao đổi tù nhân. Trong quá khứ, các tổ chức trung gian của Hội Chữ thập đỏ đã giúp thực hiện các cuộc trao đổi tù binh theo thỏa thuận. Tuy nhiên, một số quan chức Nga đã nhấn mạnh rằng các cựu chiến binh Ukraine ở Mariupol nên bị xét xử và không được đưa vào bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào.

Chú thích ảnh
Thành viên lực lượng Ukraine bị thương nằm trong bệnh viện ở Novoazovsk, Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga công bố 18/5. 

Nga có thể tuyên bố các chiến binh tại Azovstal không được hưởng quy chế POW

Một số quốc gia đã tìm cách bỏ qua các nghĩa vụ theo Công ước Geneva - hoặc đơn giản là lập luận rằng họ không bị ràng buộc bởi chúng. Một trường hợp nổi bật là khi Mỹ bắt giữ hàng trăm chiến binh được cho là có liên hệ với các nhóm như al-Qaeda. Họ bị giam giữ như "chiến binh kẻ thù" tại một căn cứ hải quân của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba, sau vụ khủng bố 11/9 và cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu sau đó nhằm lật đổ Taliban ở Afghanistan.

Giáo sư Sassoli cho biết có “đủ loại lý do” khiến một người có thể mất tư cách tù nhân chiến tranh. Ví dụ, nếu chiến binh "không phân biệt rõ bản thân mình với dân thường" trong khi chiến đấu.

“Nhưng ở đây, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, không ai tuyên bố rằng những người này [chiến binh Trung đoàn Azov bị bắt ở Mariupol] đã không mặc đồng phục hoặc họ không thuộc lực lượng vũ trang Ukraine,” Sassoli nói.

Trung đoàn Azov là thành phần của lực lượng vệ binh quốc gia, điều đó có ý nghĩa gì?

Ukraine và Nga đều đã chấp nhận một phụ lục quan trọng của Công ước Geneva - mở rộng định nghĩa về những gì các chiến binh, dân quân hay tương tự- có thể được coi là một phần của lực lượng quân sự quốc gia, một phần dựa trên việc họ có tuân theo các lệnh quân sự hay không. Đối với các tay súng của Trung đoàn Azov, “không còn nghi ngờ gì nữa”, họ là một phần của lực lượng quân sự Ukraine – Giáo sư Sassoli khẳng định.

Tuy nhiên, hiện tại Nga vẫn chưa hoàn toàn công khai rõ ràng về việc bên nào đang giam giữ các chiến binh Azovstal - chính Nga, hay chính quyền các khu vực đòi độc lập ở đông Ukraine.

Chú thích ảnh
Người dân tham gia cuộc mít tinh "Cứu binh sĩ Mariupol" ở Kiev ngày 3/5/2022. Ảnh: AFP 

Ý nghĩa Tuyên bố của ICRC về tù nhân chiến tranh là gì?

Tuyên bố hôm 19/5 của ICRC là lần đầu tiên kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2. Vốn thường giữ vai trò bí mật để theo dõi vấn đề tù nhân chiến tranh, trước đó ICRC chưa từng tuyên bố bất cứ điều gì chính thức về vấn đề POW trong cuộc xung đột tại Ukraine.

“Thông thường, ICRC sẽ không cho bạn biết những người này được đối xử như thế nào, nhưng ICRC sẽ cho biết họ đã đến thăm ai", Giáo sư Sassoli nói.

Ngoài thông tin liên lạc về các chiến binh Azovstal, ICRC không cho biết họ đã đăng ký quy chế POW cho các tù binh khác hay chưa, vào họ có đến thăm các tù binh ở cả hai bên của cuộc chiến hay không.

Thu Hằng/Báo TIn tức (Theo Al Jazeera)
Chi tiêu quốc phòng Nga tăng mạnh lên 300 triệu USD/ngày trong xung đột với Ukraine
Chi tiêu quốc phòng Nga tăng mạnh lên 300 triệu USD/ngày trong xung đột với Ukraine

Chi tiêu quốc phòng của Nga tăng mạnh lên 300 triệu USD mỗi ngày trong bối cảnh nước này đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN