Thách thức đối với học thuyết hàng hải mới của Nga

Việc Tổng thống Vladimir Putin vừa phê duyệt học thuyết hàng hải mới của Liên bang Nga có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ và các quốc gia NATO. Bởi lẽ trong học thuyết mới, Nga tuyên bố về những lợi ích địa chính trị sẵn có của mình ở tất cả các đại dương trên thế giới.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozyn tuyên bố: “Đối với Liên bang Nga, Bắc Cực là cửa ngõ nối liền với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà không hề có cản trở nào”. Ý kiến đó có thể là chính xác nếu không tính đến hệ thống chống tàu ngầm của NATO, mà để vượt qua được hệ thống đó đang là sự đau đầu của Chỉ huy hạm đội tàu tuần dương tên lửa dưới nước chiến lược của Nga. Việc di chuyển từ Bắc Cực đến Thái Bình Dương vẫn còn không ít phức tạp. Vào ban đêm, eo biển Bering được bao phủ bởi lớp băng dày đặc và điều này rất nguy hiểm cho việc di chuyển. Hạm đội tàu tuần dương tên lửa dưới nước có thể vượt qua eo biển này ở các vùng ngập nước và chỉ có một địa điểm duy nhất là rãnh biển Herald. Và như vậy thì cửa ngõ này không thật sự là “trống trải”.

Tổng thống Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga ở Baltiysk, vùng Kaliningrad ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN



Học thuyết chiến lược của Nga đưa ra 4 nhiệm vụ và 6 khu vực trọng điểm. Bốn nhiệm vụ đó là: hoạt động hải quân, vận chuyển hàng hải, khoa học hàng hải, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sáu khu vực là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, biển Caspi và Nam Cực.

Khu vực Bắc Cực và Nam Cực thu hút được nhiều sự chú ý, nơi NATO đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự. Và khu vực này liên quan đến lợi ích địa chính trị của Nga tại Địa Trung hải, Biển Đen và biển Azov, nơi các điều kiện hoạt động quân sự và hàng hải đã hoàn toàn thay đổi sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.

Học thuyết đặt ra nhiệm vụ cho sự hiện diện thường xuyên và tích cực nhất của hải quân Nga tại Nam Cực, và ít nhất là ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, chưa có một nguyên tắc rõ ràng nào quy định mức độ hiện diện của hải quân: mang tính định kỳ hay trên cơ sở các yêu cầu đột xuất.

Một trong những mục đích của chính sách hàng hải, như đã nói trong học thuyết, là việc triển khai và bảo vệ quyền tự do hoạt động ở các vùng biển “mở”. Bắt đầu từ năm 2014, các nước thành viên NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ, đã cố gắng hạn chế quyền của Nga ở các vùng biển “mở”, cũng như không phận của các vùng biển này. Đặc biệt là vùng không phận dành cho các chuyến bay quân sự trên biển Baltic và vùng các quần đảo Anh, mặc dù điều này là sai so với quy định của Công ước về vùng biển “mở” năm 1958 và Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982.

Bảo vệ quyền tại vùng biển “mở” gắn liền với việc xây dựng những điều kiện và cơ hội nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản của đáy biển quốc tế. Chính vì vậy, Học thuyết hàng hải mới của Nga cũng nêu lên vấn đề bảo vệ và gìn giữ tài nguyên ở thềm lục địa Nga nhằm mục đích dự trữ chiến lược.

Một vấn đề quan trọng khác là tạo điều kiện để bảo vệ con đường biển Bắc nhằm đảm bảo giao thông liên lạc quốc gia. Phương Tây cáo buộc Nga độc chiếm con đường biển phương Bắc và yêu cầu mở cửa con đường này để tự do vận chuyển hàng hải, và điều này có nghĩa là mất phần chủ quyền của Nga ở Bắc Cực.

Tại biển Đen và Azov, học thuyết đặt mục tiêu nhanh chóng khôi phục và củng cố vị trí chiến lược của Nga tại đây. Để thực hiện điều này cần đưa ra một cơ chế pháp lý quốc tế thuận lợi cho Nga tại biển Đen và Azov, trong đó quy định việc sử dụng eo biển Kerch, tạo điều kiện cho việc triển khai và sử dụng tiềm năng hàng hải ở biển Đen và Azov.

Quang Vinh ( (Theo báo “Độc Lập”, Nga) )
Hé lộ về vũ khí "kẻ hủy diệt" của quân đội Nga
Hé lộ về vũ khí "kẻ hủy diệt" của quân đội Nga

Một tổ hợp chiến đấu tự động tương tự như “Kẻ hủy diệt” đã được thiết kế bởi Cơ quan Sản xuất và Công nghệ 766 của Bộ Quốc phòng Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN