Ấn Độ cấm sản xuất drone bằng linh kiện của Trung Quốc 

Ấn Độ yêu cầu các nhà sản xuất máy bay không người lái (drone) quân sự trong nước không sử dụng linh kiện của Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: AFP

Hãng tin Reuters dẫn lời của bốn quan chức quốc phòng và công nghiệp cho biết, những tháng gần đây, Ấn Độ đã cấm các nhà sản xuất drone sử dụng các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc do lo ngại về các lỗ hổng bảo mật.

Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giềng leo thang, cũng như việc New Delhi theo đuổi quá trình hiện đại hóa quân sự, dự kiến sử dụng nhiều hơn các máy bay  không người lái.

Nhưng khi ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ tìm cách đáp ứng nhu cầu của quân đội, giới chức quốc phòng và công nghiệp cho biết các nhà lãnh đạo an ninh của Ấn Độ lo lắng rằng nếu sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất trong các chức năng liên lạc, máy ảnh, truyền dẫn vô tuyến và phần mềm vận hành, New Delhi có thể trở thành mục tiêu do thám của Bắc Kinh.

Theo một biên bản mà Reuters nắm được, tại hai cuộc họp hồi tháng 2 - 3 năm nay để thảo luận về đấu thầu máy bay không người lái, giới chức quân sự Ấn Độ đã nói với các nhà thầu tiềm năng rằng linh kiện hoặc phụ tùng từ “các quốc gia có chung biên giới đất liền với Ấn Độ sẽ không được chấp nhận vì lý do an ninh”.

Tài liệu đấu thầu trên cho biết linh kiện đó có “lỗ hổng bảo mật” làm tổn hại dữ liệu quân sự quan trọng và kêu gọi các nhà cung cấp công bố rõ nguồn gốc.

Một quan chức quốc phòng cấp cao nói với Reuters rằng việc đề cập đến “các nước láng giềng” là cách nói ám chỉ về Trung Quốc. Nhân vật này đồng thời nhận xét ngành công nghiệp này của Ấn Độ đã trở nên phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bất chấp lo ngại về các cuộc tấn công mạng.

Bắc Kinh đã phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công mạng tại Ấn Độ. 

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng từ chối trả lời các câu hỏi về các biện pháp cấm sử dụng linh kiện của Ấn Độ.

Năm 2019, Quốc hội Mỹ đã cấm Lầu Năm Góc mua hoặc sử dụng máy bay không người lái và các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Bình luận đáng chú ý của chuyên gia Mỹ về Hiệp ước New START giữa Washington và Moskva
Bình luận đáng chú ý của chuyên gia Mỹ về Hiệp ước New START giữa Washington và Moskva

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) là thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng nhất mà Mỹ và Nga phải làm tất cả trong khả năng của mình để duy trì hiệu lực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN