Tags:

Lạm phát

  • Eurozone đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,3% trong quý I/2024

    Eurozone đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,3% trong quý I/2024

    Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

  • Kinh tế Việt Nam 4 tháng năm 2024

    Kinh tế Việt Nam 4 tháng năm 2024

    Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn tiếp tục phát huy tác dụng, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam khá cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

  • CPI bốn tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước

    CPI bốn tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước

    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

  • Nhà đầu tư vẫn trông đợi giá vàng tăng trong ngắn hạn

    Nhà đầu tư vẫn trông đợi giá vàng tăng trong ngắn hạn

    Trước những khủng hoảng địa chính trị, xung đột vũ trang đang diễn biến khó lường ở Trung Đông và dữ liệu lạm phát tại Mỹ vừa được công bố tuần qua đã khiến thị trường vàng thế giới trải qua 1 tuần "tuột" giá tới 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023 tới nay.

  • Kinh tế toàn cầu năm 2024 nhiều khả năng tăng trưởng mạnh hơn dự báo

    Kinh tế toàn cầu năm 2024 nhiều khả năng tăng trưởng mạnh hơn dự báo

    Tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ khiến lạm phát duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn và buộc các ngân hàng trung ương phải đợi lâu hơn trước khi cân nhắc hạ lãi suất.

  • Tin nóng thế giới sáng 27/4

    Tin nóng thế giới sáng 27/4

    Bản tin nóng thế giới sáng 27/4 có những nội dung sau đây:
    - Trung Quốc và Mỹ đạt được đồng thuận 5 điểm;
    - NATO triển khai hải quân quy mô lớn;

    - Lạm phát tăng tốc, Fed có thể chưa hạ lãi suất trong mùa Hè năm nay;
    - Động đất mạnh 6,1 độ ở Đài Loan (Trung Quốc).

  • Nhật Bản: BoJ nhận định đồng yen yếu không tác động mạnh đến lạm phát

    Nhật Bản: BoJ nhận định đồng yen yếu không tác động mạnh đến lạm phát

    Ngày 26/4, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết vào thời điểm này không nhận thấy bất kỳ tác động lớn nào của việc đồng yen suy yếu đối với tình hình lạm phát theo xu hướng ở Nhật Bản, song ngân hàng trung ương sẽ giám sát chặt chẽ diễn biến của đồng nội tệ.

  • Số liệu tăng trưởng GDP yếu gây áp lực lên chứng khoán Mỹ

    Số liệu tăng trưởng GDP yếu gây áp lực lên chứng khoán Mỹ

    Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 25/4, trước số liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn dự đoán và lạm phát kéo dài, cùng với một đợt bán tháo cổ phiếu vốn hóa lớn do kết quả đáng thất vọng của Meta Platforms.

  • Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại - Lạm phát tăng cao

    Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại - Lạm phát tăng cao

    Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4 cho biết trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 2 năm, do nhập khẩu tăng vọt để đáp ứng chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ khiến gia tăng thâm hụt thương mại. 

  • WB: Căng thẳng ở Trung Đông đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát toàn cầu

    WB: Căng thẳng ở Trung Đông đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát toàn cầu

    Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo những căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm ngưng hoặc thậm chí đảo ngược một số tiến bộ gần đây đạt được trong nỗ lực giải quyết vấn đề lạm phát toàn cầu.

  • Mối lo của nhiều nước khi đồng USD mạnh

    Mối lo của nhiều nước khi đồng USD mạnh

    Việc đồng USD tăng giá mạnh do nền kinh tế Mỹ vững, lạm phát dai dẳng và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản tới Trung Quốc và Thụy Điển lo ngại.

  • Giới trẻ Hàn Quốc ngừng tiêu pha xa xỉ vì lạm phát

    Giới trẻ Hàn Quốc ngừng tiêu pha xa xỉ vì lạm phát

    Người trẻ Hàn Quốc dần từ bỏ hết những thói quen tiêu dùng vốn có và tập trung đến việc tìm kiếm công việc phụ vì chi phí sinh hoạt cao khiến áp lực kinh tế của họ càng tăng cao.

  • Đồng yen gần mức thấp nhất trong 34 năm

    Đồng yen gần mức thấp nhất trong 34 năm

    Trong phiên 23/4, sự mạnh lên của đồng USD đã khiến đồng yen xuống gần mức thấp nhất trong 34 năm. Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi các biện pháp can thiệp khi chờ đợi báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ và quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tuần này.

  • Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật tăng lương cho người lao động

    Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật tăng lương cho người lao động

    Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản tăng lương cơ bản đã tăng so với năm tài chính trước đó, đạt 63,1% trong bối cảnh lạm phát cao và tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

  • Ngân hàng trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất

    Ngân hàng trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất

    Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/4, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho rằng có khả năng cần phải tăng lãi suất trở lại nếu đồng yen tiếp tục mất giá và dẫn đến lạm phát tăng cao.

  • IMF cảnh báo rủi ro kinh tế toàn cầu do thâm hụt ngân sách của Mỹ

    IMF cảnh báo rủi ro kinh tế toàn cầu do thâm hụt ngân sách của Mỹ

    Ngày 17/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo thâm hụt ngân sách quy mô lớn của Mỹ sẽ làm gia tăng lạm phát và có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Thể chế tài chính này đưa ra cảnh báo như vậy tại Hội nghị mùa Xuân năm 2024 của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra ở Washington.

  • IMF cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể làm tăng lạm phát và gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

    IMF cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể làm tăng lạm phát và gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

    Ngày 17/4, tại Hội nghị Mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại Washington D.C, IMF đưa ra cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ sẽ làm tăng lạm phát và có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.

  • Theo sát diễn biến giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát

    Theo sát diễn biến giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát

    Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan theo sát diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu như giá điện, giá xăng dầu, tránh để tác động tới lạm phát.

  • Giới chức ECB kiên định với kế hoạch hạ lãi suất vào tháng 6

    Giới chức ECB kiên định với kế hoạch hạ lãi suất vào tháng 6

    Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 16/4 tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với kế hoạch hạ lãi suất vào tháng Sáu, giữa lúc lạm phát vẫn đang trên đà giảm về mức 2%, dù quá trình này vẫn có những trồi sụt.

  • Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

    Giới chức hàng đầu Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết cơ quan này nhiều khả năng sẽ phải trì hoãn cắt giảm lãi suất do lạm phát kéo dài cùng với diễn biến không thuận từ thị trường việc làm.