Bà Yingluck bị cáo buộc làm thiệt hại hơn 8 tỷ USD

Ngày 1/8, các tướng lĩnh Thái Lan đã cáo buộc rằng chương trình trợ giá gạo của Chính phủ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 8 tỷ USD và nữ chính trị gia này phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đó.

Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra tới Tòa án tối cao ở Bangkok ngày 15/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lan, ông Panada Disakul nói: "Một ủy ban điều tra đã xác định mức độ thiệt hại của chương trình trợ giá gạo là 286,6 tỷ baht (8,2 tỷ USD)".

Đây là lần đầu tiên một con số cụ thể được đưa ra trong đánh giá về mực độ thiệt hại mà chương trình mang tính dân túy này này gây ra.

Hiện bà Yingluck cũng đang là bị cáo trong một vụ án hình sự liên quan đến trách nhiệm lơ là phận sự gây ra các thiệt hại trong chương trình trên. Nếu bị phán quyết là có tội trong vụ án đó, nữ cựu Thủ tướng Thái Lan có thể phải chịu mức án 10 năm tù giam.

Thái Lan vận động người dân tham gia trưng cầu dân ý về hiến pháp mới

Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới, ngày 1/8, nhà chức trách Thái Lan đã đẩy mạnh chiến dịch vận động người dân nước này tích cực tham gia bỏ phiếu về văn kiện quan trọng, được cho là sẽ định hình tương lai chính trị của đất nước Đông Nam Á này trong thời gian tới.

Những cuộc tuần hành đã được nhà chức trách các quận của thủ đô Bangkok tổ chức khá bài bản trong khi ở các tỉnh, nhiều hoạt động tuyền truyền cũng được tiến hành rầm rộ.

Hình ảnh thần khỉ Hanuman đã được sử dụng làm biểu tượng cho chiến dịch vận động này trong khi một số bài hát vận động cũng đã được sáng tác và sử dụng trên các phương tiện truyền thông công cộng. Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC) đã đặt mục tiêu vận động được 80% tức khoảng 40,4 triệu trên tổng số 50,5 triệu cử tri nước này tham gia bỏ phiếu.

Người đứng đầu Ủy ban Bầu cử thủ đô Bangkok, ông Somphob Rangapsuk tuyên bố rằng tất cả 50 quận của thành phố này đã sẵn sàng cho cuộc bỏ phiếu và các lực lượng chức năng sẽ có mặt 24/24 tại các điểm bỏ phiếu để đảm bảo an ninh, trật tự và công tác hậu cần cho cuộc trưng cầu dân ý.

Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan, Đại tướng Anupong Paojinda nói rằng tất cả nhân viên của ngành này đã được lệnh nỗ lực hết sức hỗ trợ Ủy ban Bầu cử tổ chức sự kiện liên quan và giám sát chặt chẽ tình hình trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu.

Cùng ngày, cảnh sát Thái Lan cho biết đã bắt giữ hơn 3.600 đối tượng tình nghi trong một chiến dịch "trấn áp tội phạm" tại 8 tỉnh vùng Đông Bắc trong thời gian từ 11-30/7 vừa qua. Đây là một chiến dịch nhằm đảm bảo an ninh trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới vào ngày 7/8 tới.

Theo thông tin từ cảnh sát, trong số các đối tượng bị bắt có 250 người phạm tội sở hữu vũ khí trái phép với 234 khẩu súng bị thu giữ cùng một lượng khá lớn các loại ma túy. Trước đó, cảnh sát Thái Lan cũng đã bắt giữ 11 nhân vật có liên quan đến lực lượng Áo Đỏ trong một cuộc trấn áp ở Chiang Mai sau khi xuất hiện các tờ rơi với nội dung phản đối dự thảo hiến pháp.

Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận mà Đại học Bangkok vừa công bố, gần 90% số người được hỏi nói rằng họ có ý định đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan vào ngày 7/8 tới và gần một nửa số người nói rằng họ sẽ chấp nhận văn kiện này.

Kết quả thăm dò trên 2810 người trên toàn Thái Lan từ ngày 26-29/7 cho thấy, 87,8% nói rằng họ sẽ đi bỏ phiếu và chỉ 6,2% nói rằng họ không có ý định tham gia. Hơn 48% nói rằng họ sẽ chấp nhận dự thảo hiến pháp trong khi có 7,7% tuyên bố sẽ bác bỏ và 35,4 % nói rằng vẫn chưa quyết định.

Bất chấp kết quả thăm dò trên, các chuyên gia phân tích nhận định khả năng dự thảo hiến pháp bị bác bỏ là khá cao do có đến gần 50% dân số Thái Lan (tức khoảng 30 triệu người) sống ở vùng Đông Bắc và phần lớn được cho là chịu ảnh hưởng của lực lượng Áo Đỏ, vốn đã tuyên bố phản đối dự thảo hiến pháp.

Đặc biệt viêc mới đây Chủ tịch Đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Veijjajiva tuyên bố phản đối dự thảo hiến pháp cũng cho thấy đã có sự phân hóa trong lực lượng bảo hoàng và phe Áo Vàng.

Cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật 7/8 tới. Các điểm bỏ phiếu sẽ được mở cửa vào lúc 8h sáng và đóng cửa vào lúc 4 giờ chiều.

Kết quả bỏ phiếu không chính thức tại Bangkok sẽ được thông báo vào lúc 8h cùng ngày trong khi kết quả không chính thức toàn quốc sẽ được công bố sau đó 1 giờ. Dự kiến kết quả chính thức sẽ được công bố sau đó 3 ngày.

TTXVN/Tin Tức
Cựu Thủ tướng Yingluck bị yêu cầu bồi thường 8 tỷ USD
Cựu Thủ tướng Yingluck bị yêu cầu bồi thường 8 tỷ USD

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bị yêu cầu phải bồi thường 286,64 tỷ baht (khoảng 8 tỷ USD) cho các thất thoát do chương trình trợ giá gạo mà chính phủ của bà đã triển khai.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN