Các lệnh trừng phạt không thể ngăn chặn chương trình vũ khí của Triều Tiên

Triều Tiên được cho là đang lách các lệnh trừng phạt và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí của mình.

Chú thích ảnh
Các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên được thể hiện trong bức ảnh kết hợp không ghi ngày tháng do hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 7/11. Ảnh: KCNA/REUTERS

Theo hãng tin Reuters mới đây, các biện pháp trừng phạt kinh tế, công cụ chính mà Mỹ đã sử dụng trong nhiều năm để gây áp lực lên Triều Tiên, đã thất bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa hoặc đưa quốc gia Đông Bắc Á này trở lại bàn đàm phán.

Thay vào đó, chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trở nên mạnh mẽ hơn và nước này đã thực hiện thử nghiệm kỷ lục nhiều loại vũ khí trong năm nay - bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế để có tầm bắn tới lục địa Mỹ. 

Joseph DeThomas, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ từng làm việc về các lệnh trừng phạt Triều Tiên và Iran cũng như từng phục vụ trong chính quyền của các Tổng thống Dân chủ Bill Clinton và Barack Obama, cho biết: "Chúng tôi đã thất bại về chính sách. Đó là một thất bại chính sách mang tính thế hệ. Cả một thế hệ đã làm việc này. Nó đã thất bại. Bây giờ chúng tôi phải chuyển sang bước tiếp theo, tìm ra những vấn đề bất cập trong đó".

Các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt đã không thể ngăn chặn chương trình vũ khí của Triều Tiên - nhưng họ khẳng định rằng chúng ít nhất đã có hiệu quả trong việc làm chậm chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

"Tôi không đồng ý với ý kiến ​​cho rằng các lệnh trừng phạt đã thất bại. Các lệnh trừng phạt đã không thể ngăn chặn tất cả chương trình của họ - điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu các lệnh trừng phạt không tồn tại, (Triều Tiên) sẽ có khả năng phát triển hơn rất nhiều và là mối đe dọa đối với các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới", một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden nói.

Trong khi đó, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng vấn đề trên có liên quan đến Trung Quốc và Nga: "Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nhiều nghị quyết nhằm thiết lập một chế độ trừng phạt mạnh mẽ nhằm cản trở các chương trình vũ khí 'bất hợp pháp' này. Điều này đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên thực hiện đầy đủ các nghị quyết đó và chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi họ làm như vậy".

Các cựu quan chức và chuyên gia cho rằng các lệnh trừng phạt chưa bao giờ được áp đặt và thực thi đủ lâu, đồng thời đổ lỗi cho các áp lực như cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan đã ảnh hưởng đến cam kết của Mỹ liên quan đến Triều Tiên, khiến chúng không hiệu quả và dễ giúp Triều Tiên lách trừng phạt.

Triều Tiên từ lâu đã bị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cấm tiến hành các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo. Hội đồng Bảo an đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên kể từ năm 2006 nhằm cắt nguồn tài trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này. Hiện chúng bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt, chì, dệt may và thủy sản, cũng như hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Công Thuận/Báo Tin tức
Ukraine, Triều Tiên là trọng tâm trong kế hoạch của Tổng thống Biden tại hội nghị G20 và COP27
Ukraine, Triều Tiên là trọng tâm trong kế hoạch của Tổng thống Biden tại hội nghị G20 và COP27

Tổng thống Joe Biden bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần tới Ai Cập và châu Á từ ngày 10/11 để xử lý một số vấn đề chính sách đối ngoại hóc búa nhất của Mỹ. Triều Tiên và Ukraine là hai trong số các trọng tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN