Khủng hoảng Ukraine và vở kịch 'ong đốt thợ săn'

Theo báo "Liên hợp Buổi sáng", mới đây tại thủ đô Minsk (Belarus), các nhà lãnh đạo của bốn nước Ukraine, Nga, Đức, Pháp đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới ở khu vực miền Đông Ukraine, song sẽ khó dự đoán thỏa thuận này có hiệu quả hay không, đặc biệt khi quân chính phủ Ukraine đang thực hiện các cuộc tấn công lớn và giành được những lợi thế chiến lược quan trọng.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cả Nga và châu Âu đều bị tổn thương. Tuy nhiên, chuyên đề trên trang nhất của tạp chí "Nhà kinh tế" số ra ngày 14/2 thừa nhận rằng bất luận về mặt chiến thuật ngắn hạn hay chiến lược dài hạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày càng chiếm thế thượng phong.

Để sáp nhập được Crimea, kiểm soát khu vực Biển Đen, mặc dù Nga phải thiệt hại trong ngắn hạn, song lại đạt được lợi ích chiến lược hàng trăm năm, có thể so sánh với việc năm 1867, Mỹ đã bỏ ra 7,2 triệu USD (tương đương 100 triệu USD hiện nay) để mua vùng đất Alaska của Nga. Trước mắt, tình trạng ly khai ở khu vực miền Đông Ukraine tạm thời được "kiểm soát", song khu vực phía Tây trở thành "cái thùng không đáy" đối với những khoản viện trợ của châu Âu.

Quân nhân Ukraine tham gia diễn tập quân sự ở thành phố Schastya, vùng Lugansk, miền đông Ukraine ngày 3/3. Ảnh: AFP/TTXVN.


Không còn nghi ngờ gì khi chính phủ Ukraine vẫn kiên quyết tiến hành cuộc nội chiến, và điều này cho thấy sự phiến diện trong các báo cáo của Mỹ và châu Âu về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Báo cáo đặc biệt của “Nhà kinh tế" còn thừa nhận rằng điều đáng tiếc hơn đó là thái độ người dân ở châu Âu đang có xu hướng thay đổi.

Ví dụ trong cuộc bầu cử ở Hy Lạp gần đây, ngày càng có nhiều người thuộc cánh tả và cách hữu bắt đầu đồng tình với lập trường của Nga. Ngay cả Hungary, nước từng chịu sự đàn áp của Liên Xô trước đây, cũng vậy. Điều này cho thấy ngày càng nhiều người nghĩ rằng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của châu Âu, và như vậy sớm muộn gì cũng sẽ thông qua cơ chế dân chủ, tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện quyết sách của NATO và Liên minh châu Âu (EU)".

Một quan chức Mỹ cho rằng các nhà lãnh đạo EU trong lòng đều muốn “thoát khỏi” vấn đề Ukraine. Mặc dù tại Hội nghị thượng đỉnh Đức-Pháp ở Washington, các nhà lãnh đạo đã công khai xem xét việc cung cấp vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Kiev, song sau đó không lâu họ lại vội vàng thúc đẩy một lệnh ngừng bắn mới với mong muốn giải quyết nhanh mọi vấn đề. Mới đây, Mỹ dọa sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại cho chính phủ Ukraine, và điều này có thể khiến cho cuộc nội chiến ở Ukraine càng thêm mất kiểm soát, qua đó tạo ra một “vòng tròn tác động lẫn nhau”.

Tuy nhiên, Nga có thể khiến cho vòng tròn “cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt tôm tép” xoay theo chiều ngược lại. Ví dụ tốt nhất trong trường hợp này có thể là trò chơi trẻ con “vác súng bắn hổ” được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Trật tự của trò chơi này như sau “thợ săn vác súng, súng bắn hổ, hổ ăn em bé…”, song đoạn cuối cùng trong “chuỗi vòng tròn trên” là hành động “ong đốt thợ săn”.

Ngoại trưởng Israel Avigdo Lieberman (ảnh) sinh ra ở Nga.


Vận dụng vào khủng hoảng ở Ukraine, người đi săn chính là “Mỹ”, khẩu súng chính là châu Âu bị Mỹ kẹp lấy, trong khi đó Nga chính là “hổ lớn”. “Con ong” ở khâu cuối cùng không phải là ai khác mà chính là Israel đang bị Mỹ điều khiển. Có tới 20% người dân Israel sử dụng tiếng Nga. Nguồn gốc người Israel nói tiếng Nga bắt nguồn từ việc hàng triệu người dân di cư sau khi Liên Xô tan rã.

Theo số liệu thống kê và các nghiên cứu đưa ra, những người di dân thuộc Liên Xô trước đây có trình độ học vấn không cao, thái độ chính trị nói chung theo hướng hữu huynh, là kho phiếu của liên minh đảng Likud. Ngoại trưởng Israel Lieberman là người được sinh ra ở Nga. Chính yếu tố trên đã khiến cho Israel, “đồng minh” duy nhất của Mỹ, có lập trường quốc tế thân Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Điều quan trọng hơn, khủng hoảng ở Ukraine là một “mối đe dọa sinh tồn” hàng đầu đối với Israel. Kể từ đầu năm 2014, chính phủ Israel luôn lo lắng cuộc khủng hoảng Ukraine lan rộng sẽ làm giảm áp lực của phương Tây đối với Iran. Theo tiết lộ của báo "Haaretz", Israel đã tăng thêm 2,9 tỉ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2014, trong đó tập trung vào kế hoạch ném bom các khu vực quân sự của Iran.

Nếu “người đi săn Mỹ” thực sự sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine, thì Tổng thống Putin - vốn được xem là cao thủ hàng đầu về địa chiến lược - chắc chắn sẽ cho khởi động kế hoạch bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S300 PMU vốn đã bị gác lại dưới thời Tổng thống Medvedev, thậm chí nó còn được nâng cấp lên thành hệ thống tên lửa S400. Và như vậy, Israel sẽ phải đối diện với nguy cơ mất khả năng uy hiếp đối với Iran bằng cách sử dụng lực lượng ném bom thông thường, vì thế chắc chắn Israel sẽ thông qua Quốc hội Mỹ để diễn vở kịch "ong đốt người đi săn".


TTK

OSCE chưa thể xác nhận quân đội Ukraine rút vũ khí
OSCE chưa thể xác nhận quân đội Ukraine rút vũ khí

OSCE đã thừa nhận không nắm được các thông tin về tình hình quân đội Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi Donbass.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN