Liệu châu Âu có mở rộng trừng phạt Nga?

Chưa bao giờ tỷ giá đồng nội tệ Nga (đồng rúp) so với USD Mỹ lại thấp như lúc này và giới chuyên môn dự đoán, tỷ giá này sẽ còn tiếp tục trượt dài, chưa biết đâu là đáy.


Tình trạng đó, bắt nguồn chính từ những diễn biến hết sức căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, liên quan tới tình hình tại Ukraine hiện nay, cũng như ý định của EU tiếp tục mở rộng trừng phạt chống Nga.


Trong những ngày nghỉ cuối tuần qua, có thể thấy rõ tình hình chiến sự Ukraine diễn biến hết sức căng thẳng. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng các nước phương Tây, ủng hộ chiến dịch quân sự tại Ukraine, cần phải lưu ý về những giá trị dân chủ phương Tây tại Ukraine.


Hiện trường nơi chiếc xe điện bánh hơi bị bắn cháy rụi ngay tại Quảng trưởng Nhà ga tỉnh Donetsk. Ảnh: Hãng ITAR-TASS


Tuyên bố trên của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh ngày 30/8, một chiếc xe điện bánh hơi (một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Ukraine) bốc cháy ngay tại Quảng trường nhà ga thuộc trung tâm tỉnh Donetsk, do trúng đạn pháo của quân đội Ukraine.


Điều này thật đáng lo ngại và Tổng thống Nga Putin cho rằng cần chấm dứt tình trạng thù địch ở Ukraine, trước hết để bảo đảm an ninh cho dân thường nước này cũng như tạo điều kiện để chính quyền có thể xúc tiến chuẩn bị các điều kiện tối thiểu khi mùa Đông đang đến gần.


Trả lời phỏng vấn chuyên mục "Thời sự chủ nhật" được phát sóng hàng tuần trên Kênh 1, Đài truyền hình Nga, ông Putin nhận định rằng dường như lúc này, ngoài Nga, không một vị nguyên thủ quốc gia nào nghĩ tới tình cảnh của dân chúng Ukraine, khi mà mùa Đông với các điều kiện sinh sống khắc nghiệt hơn hẳn, đang tới gần.


Ông Putin cho rằng mối quan tâm hàng đầu của ông Petro Poroshenko trên cương vị Tổng thống Ukraine lúc này chính là phải chăm lo tới "các điều kiện cần thiết tối thiểu nhất để chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay lập tức và bắt tay xây dựng lại cơ sở hạ tầng".


Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng kêu gọi các nhà chức trách Ukraine cần sớm bắt tay tiến hành đàm phán với các tổ chức chính trị xã hội ở phía Đông Nam đất nước, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp vô điều kiện của những người sống ở đó.


Đề cập những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp với Tổng thống Poroshenko tại Minsk hôm 26/8, ông Putin nhắc lại các cam kết của ông Poroshenko và nhấn mạnh "cuộc khủng hoảng tại Ukraine phải là một bài học cho tất cả, bao gồm cả các nước phương Tây, nhằm giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp hòa bình".


Tại cuộc gặp ở Minsk, Tổng thống Poroshenko cũng thừa nhận rằng mối quan hệ Ukraine - Nga đang dần tiệm cận điểm không thể quay trở lại. Ông Poroshenko nêu rõ: "Những gì đang xảy ra hiện nay (tại Donetsk), theo tôi đó là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của những ai lâm vào hoàn cảnh đó". Nhà lãnh đạo Nga thì cho rằng việc người dân Donetsk nổi dậy "là kết quả của sự phát triển tất yếu của diễn tiến tình hình chính trị, và chúng ta cần phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của họ".


Trong khi đó, ngày 31/8, Nghị viện châu Âu (EC) cũng đã yêu cầu Liên bang Nga cần thể hiện những đóng góp thiết thực nhằm vãn hồi nền hòa bình ở Ukraine, cơ quan nghị viện này cũng không quên "hứa hẹn" sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt.


Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu diễn ra ngày 30/8, tại Brussels, với nội dung chính xoay quanh vấn đề cuộc khủng hoảng Ukraine và việc bổ nhiệm Chủ tịch mới cho Hội đồng Châu Âu.


Theo thông báo chính thức, Hội nghị quyết định ủy quyền cho Ủy ban Châu Âu "khẩn cấp" đề ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhằm vào Nga, nhất là trong lĩnh vực tài chính và vũ khí. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu quyết định sẽ có ít nhất một tuần trước khi các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với Moskva hay không.


Sau khi Hội nghị kết thúc, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định "quan điểm của các nước châu Âu đều giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số nước còn do dự vì lo ngại tác động của các lệnh trừng phạt bổ sung này".


Trong đó Thủ tướng Slovakia Robert Fico và Thủ tướng Hunggary Viktor Orban cho biết hai nước này sẽ dùng quyền phủ quyết đối với các lệnh trừng phạt mở rộng nêu trên, nếu điều đó tổn hại tới lợi ích quốc gia của họ. Liên quan lệnh trừng phạt mở rộng do EU và Mỹ chính thức áp đặt với Nga hôm 1/8 vừa qua, bà Merkel cũng đã từ chối bình luận về hệ quả của chúng.


Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite đã lớn tiếng kêu gọi EU cung cấp các thiết bị quân sự cho Ukraine, bất chấp việc Thủ tướng Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đều bác bỏ khả năng này. Bà Merkel nhấn mạnh rằng cuộc xung đột sẽ được giải quyết thông qua sự đồng thuận giữa các bên chứ không phải bằng một biện pháp quân sự.


Trong khi đó, Tổng thống Porochenko tham gia hội nghị này cũng giữ thái độ dè dặt và không yêu cầu viện trợ quân sự từ châu Âu.


Lúc này, dư luận quốc tế đang chờ đợi phản ứng của Tổng thống Barack Obama, có thể đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 9 tới, một sự kiện được cho là quan trọng nhất kể từ khi Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương được thành lập cho tới nay.


Quế Anh

Châu Âu sẽ trả giá đắt dù lôi kéo được Ukraine
Châu Âu sẽ trả giá đắt dù lôi kéo được Ukraine

Tờ "Le Monde" của Pháp đã đăng bài bình luận đề tựa "Ukraine: Chi phí của cuộc chiến", trong đó nhận định rằng cho dù có lôi kéo được Kiev về phía mình, Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN