Singapore khuyến khích dùng lì xì điện tử, hạn chế đổi tiền mới

Cơ quan Tiền tệ của Singapore (MAS) cho biết đang khuyến khích lì xì điện tử thay cho lì xì bằng tiền mặt đựng phong bao truyền thống nhằm giảm thiểu rác thải và thời gian chờ đổi tiền mới.

Chú thích ảnh
Thẻ quà tặng quét mã QR của ngân hàng DBS ở Singapore (bên trái) cùng ứng dụng của Citibank đều có thể dùng để nhận và gửi lì xì điện tử. Ảnh: Strait Times

Theo tờ Bloomberg, những người muốn đổi tiền mới để mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 12/2 tới đây - trừ người trên 60 tuổi và người tàn tật - cần phải đặt trước trực tuyến tại 5 ngân hàng. Tuy nhiên, người dân có thể rút tiền mới các máy tự động do ngân hàng DBS quản lý mà không cần phải đặt trước.

Là đất nước có 5,7 triệu dân và phần lớn là người gốc Hoa, Singapore đón Tết Nguyên đán không thể thiếu tục lệ tặng cho nhau đồng tiền may mắn đựng trong phong bao đỏ. Các công ty sản xuất phong bao đang cạnh tranh nhau để ra mắt những mẫu phong bao lì xì độc đáo.

Tuy nhiên, theo MAS, in tiền mới để phục vụ truyền thống mừng tuổi dịp Tết Nguyên đán ở Singapore phát thải tới 300 tấn carbon, tương đương việc sạc 5,7 triệu điện thoại thông minh trong 5 ngày.

Theo Phó Giám đốc MAS Bernard Wee, ngày Tết sắp tới đem đến cơ hội để lan tỏa lợi ích từ việc tặng lì xì điện tử, đồng thời thúc đẩy những truyền thống mới giữa các gia đình và bè bạn. Mừng tuổi điện tử giúp giảm cảnh xếp hàng đổi tiền mặt tại ngân hàng cũng như giúp giảm lượng khí thải carbon. 

Trung Quốc cũng đã chuyển sang hình thức lì xì trực tuyến. Số lượng người nhận hoặc gửi lì xì thông qua nền tảng mạng xã hội WeChat đã tăng lên 823 triệu lượt vào năm 2019, từ 688 triệu lượt trong năm 2018, theo số liệu của công ty thống kê Statista. 

Cũng giống như ngân hàng DBS của Singapore, các ngân hàng như Oversea-Chinese Banking Corp., United Overseas Bank Ltd., Standard Chartered Plc và Malayan Banking Bhd đều yêu cầu người dân đặt lịch trước để đổi tiền giấy. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Giải mã vì sao nọc độc bọ cạp là chất lỏng đắt nhất thế giới
Giải mã vì sao nọc độc bọ cạp là chất lỏng đắt nhất thế giới

Bọ cạp tử thần Deathstalker là một trong những loài bọ cạp nguy hiểm nhất hành tinh. Nọc độc của nó cũng là chất lỏng đắt nhất thế giới với giá 39 triệu USD/gallon.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN