WHO: Siro ho nhiễm độc của Johnson & Johnson không còn được bán ở châu Phi

Ngày 22/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết lô siro ho trẻ em bị nhiễm độc mang nhãn hiệu Benylin Paediatric đã không còn được bán tại các nước châu Phi. 

Đầu tháng này, Nigeria đã thu hồi một lô thuốc ho và dị ứng dành cho trẻ em sau khi các xét nghiệm cho thấy sản phẩm chứa hàm lượng chất độc diethylene glycol vượt mức cho phép. Năm quốc gia châu Phi khác cũng đã ngừng bán sản phẩm này, bao gồm Kenya, Rwanda, Tanzania, Zimbabwe và Nam Phi - nơi sản xuất loại thuốc trên.

Lô siro Benylin Paediatric bị thu hồi do Johnson & Johnson (JNJ.N) tại Nam Phi sản xuất vào tháng 5/2021. Sau khi tách khỏi J&J vào năm ngoái, thương hiệu này hiện thuộc sở hữu của Kenvue (KVUE.N). Trong tuyên bố vào tuần trước, Kenvue cho biết đã tiến hành kiểm tra lô thuốc bị Nigeria thu hồi và không phát hiện thấy diethylene glycol hoặc ethylene glycol, nhưng vẫn đang phối hợp với các nhà chức trách. Hiện chưa ghi nhận trường hợp nào bị tổn thương hoặc tử vong ở trẻ em trong vụ việc mới nhất.

Tuần trước, WHO tuyên bố "có khả năng" sẽ ban hành cảnh báo rộng rãi hơn về Benylin. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy lô hàng này không còn được bán trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào bị ảnh hưởng, cũng như chưa có báo cáo về tác dụng phụ sau khi sử dụng, nên WHO đánh giá hiện chưa có rủi ro nào đối với sức khỏe cộng đồng.

Diethylene glycol có thể gây suy thận cấp. Kể từ năm 2022, diethylene glycol và một chất độc khác là ethylene glycol có liên quan đến 300 ca tử vong ở trẻ em ở Cameroon, Gambia, Indonesia và Uzbekistan. Trước đó, các chất này cũng đã được tìm thấy trong các loại thuốc sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia.

Đặng Ánh (TTXVN)
WHO cảnh báo các hãng dược phẩm về thành phần của siro ho bị dán nhãn giả
WHO cảnh báo các hãng dược phẩm về thành phần của siro ho bị dán nhãn giả

Ngày 15/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát cảnh báo đối với các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol, một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế bị nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG), đã bị dán nhãn giả mạo là do các chi nhánh của công ty hóa chất Dow Chemical (Mỹ) tại châu Á và châu Âu sản xuất. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN