Bệnh nhân tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 chỉ là tin đồn

Vừa qua, một số báo trong nước đưa tin một bênh nhân nam 46 tuổi, trú tại huyện Văn Yên (Yên Bái) tử vong do cúm A/H1N1. Tuy nhiên, ngày 10/4, ông Trần Viết Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Yên Bái khẳng định: chưa nhận được thông tin phản hồi nào từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương về bệnh nhân tử vong này.

Trường hợp tử vong nghi cúm A/H1N1 được xác định là ông Phạm Minh Phú, sinh năm 1967, trú tại thôn Trung Tâm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái).

Bệnh nhân cúm A/H1N1 ồ ạt nhập viện hồi cuối năm 2009. Ảnh: dantri.com.vn


Trước đó, vào ngày 17/3/2013, bệnh nhân xuất hiện ho, mệt mỏi, sốt nhưng không điều trị gì. Đến ngày 20/3 ông Phú nhờ một y sỹ đã nghỉ hưu tại thôn Trung Tâm, xã Đông Cuông khám bệnh và được tiêm thuốc kháng sinh trong 4 ngày. Bệnh không thuyên giảm.

Ngày 24/3, ông Phú đến khám tại phòng khám tư nhân Hồng Ngọc tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên và được chẩn đoán là viêm phế quản, tăng lipit máu. Phòng khám đã kê đơn thuốc cho ông Phú về nhà điều trị.

Đến 10h ngày 26/3, ông Phú thấy khó thở hơn nên đã tới trạm y tế xã Đông Cuông. Tại đây, ông được chẩn đoán là viêm thanh quản và được trạm giới thiệu lên tuyến trên.

Đêm 27/3, gia đình đưa ông Phú về khám tại phòng khám tư nhân 103-Thành Công (Hà Nội) rồi lại được giới thiệu đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương lúc 12h. Tại đây, ông Phú được chẩn đoán là bị viêm phổi và đã bị tử vong sau 2 giờ điều trị.

Như vậy, trường hợp ông Phạm Minh Phú tử vong được ghi trong hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là do viêm phổi chứ không ghi là do cúm A/H1N1.

Sau khi nhận được tin báo, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái đã cử cán bộ đến tiến hành phun thuốc khử trùng khu vực thôn Trung Tâm, nơi ông Phú sinh sống. Tại đây, cán bộ y tế đã phát hiện cháu Đàm Bảo Nam, 14 tháng tuổi (là cháu ngoại của ông Phú) cũng có triệu chứng lâm sàng sốt và ho nên đã lấy mẫu bệnh phẩm và khẩn trương tiến hành xét nghiệm. Rất may cháu Nam đã có kết quả âm tính với cúm A/H1N1 và đến nay, sau khi được điều trị tại nhà, cháu đã khỏi hoàn toàn.

Ông Trần Viết Thắng nhấn mạnh: Trường hợp nêu trên là một bài học về sự chủ quan của người bệnh bởi ngay cả cúm A/H1N1 (là loại cúm không thuộc diện đặc biệt nguy hiểm) cũng có thể gây tử vong. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng mắc bệnh, người dân phải sớm đến các cơ sở y tế để khám và kịp thời điều trị, tránh các trường hợp đáng tiếc như trên.


Tuấn Anh
Gấp rút xây dựng phác đồ điều trị cúm A/H7N9
Gấp rút xây dựng phác đồ điều trị cúm A/H7N9

Tại cuộc họp hội đồng xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị và phòng lây bệnh cúm A (H7N9) do Bộ Y tế tổ chức ngày 9/4, các chuyên gia y tế nhận định: Sốt, ho, viêm phổi, khó thở diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao... là những biểu hiện điển hình của bệnh cúm A/H7N9.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN