Cận cảnh chăm sóc, phẫu thuật cho voi rừng bị thương

Theo ước tính của Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60 cá thể voi hoang dã. Tuy nhiên, số lượng này ngày càng suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là do mùa khô hạn ở Tây Nguyên kéo dài và diễn biến thất thường, dẫn đến nguồn nước và thức ăn cạn kiệt, voi hoang dã thường xuyên phải di chuyển từ vùng này sang vùng khác để tìm kiếm thức ăn, nên dễ bị dính bẫy thú của người dân, dẫn đến việc bị thương và chết.

Chuyên gia của Tổ chức động vật Châu Á phẫu thuật vết thương cho voi.




Gần đây nhất, ngày 19/2/2015, Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk phối hợp với địa phương đã cứu hộ một con voi giống đực, nặng khoảng 500 kg, bị cụt một bàn chân trước và sứt một phần vòi, lang thang trong rừng nhiều ngày, sức khỏe suy yếu, nguyên nhân có thể do dính bẫy của người dân. Con voi này được các chuyên gia trong nước và Tổ chức động vật châu Á tích cực chăm sóc chữa trị, đến nay đã tiến triển tốt hơn.    

Một bàn chân bị cụt và vòi bị sứt đã làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của voi.


Thuốc kháng sinh được cho vào thức ăn của voi.


Cá thể voi bị thương được chăm sóc chu đáo...


... Đang dần bình phục.


Nhân viên Trung tâm bảo tồn voi phun thuốc khử trùng quanh khu vực trông giữ voi.



Tin, ảnh: Quỳnh Anh
Đắk Lắk: Cứu voi rừng mắc bẫy
Đắk Lắk: Cứu voi rừng mắc bẫy

Chú voi khoảng 3 tuổi, nặng khoảng 500kg thường xuyên đi theo voi nhà trong lúc kiếm ăn đã được chữa trị các vết thương nghi là do bị dính bẫy.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN