Nỗi lo qua sông bằng cầu tạm

Hơn 9 năm nay, hàng trăm người dân tại thôn Nam Thanh, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) qua lại đi làm rẫy, đi học và vận chuyển nông sản đều đi qua chiếc cầu tạm bợ. Vào mùa thu hoạch nông sản cũng như khi mùa mưa đến, nước lũ dâng cao, chiếc cầu trở nên cheo leo và rất nguy hiểm.

Là cây cầu dân sinh của xã Nam Xuân, lưu lượng giao thông đi lại nhiều nhưng cầu bắc qua thôn Nam Thanh không hề có rào chắn hai bên và được kéo bằng các dây thép chôn dưới bề mặt đất.

Hiểm nguy luôn rình rập khi trẻ nhỏ qua những chiếc cầu dân sinh cũ nát.


Cây cầu này có độ dài trên 40 m, rộng 1,2 m, được người dân trong thôn đóng góp tiền của, công sức bằng các loại tre, lồ ô, ván bằng các tấm gỗ tạm đặt lên trên. Với cây cầu như vậy, nếu không phải là người biết lái xe thành thạo sẽ có thể lao xuống con suối bất cứ lúc nào. Thời gian qua do ảnh hưởng của lũ quét, cầu gỗ tạm bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Việc đi lại trên cây cầu này tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường. Vì vậy, có một chiếc cầu kiên cố bắc qua con suối này luôn là ước mơ của người dân.

Ông Hoàng Văn Tiến, thôn trưởng thôn Nam Thanh chia sẻ: Thôn có 46 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái nhưng đây là con đường giáp xã Đắk Gằn nên mỗi ngày phục vụ hơn 200 người dân đi lại với diện tích đất nông nghiệp trên 500 ha. Trong khi đó, chỉ có hơn 21 hộ tự đóng góp tiền và ngày công, tùy vào diện tích rẫy nhiều hay ít. Từ trước đến nay có hơn 10 vụ rơi cả người và xe xuống sông. Từ đầu năm 2015 đến nay, cũng có 1 vụ rơi cả người lẫn xe nhưng may không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Với chị Lò Thị Chuẩn, mỗi lần qua cầu là mỗi lần lo.


Anh Lang Văn Thao, một người dân địa phương, cho biết: Ván gỗ được thay liên tục nhưng vào mùa thu hoạch nông sản và mùa mưa lũ thì hầu như không thể qua cầu được. Mỗi lần gia đình muốn chở nông sản qua thì phải chở hoặc vác từng bao qua cầu. Còn vào mùa mưa, nước lũ dâng cao ngập quá cầu thì cầu bị lật ngược, những ngày đó phải ở nhà đợi nước rút mới đi lại được…

Đàn ông đi xe còn phải sợ, phải đi từ từ. Đối với chị Lò Thị Chuẩn, hàng ngày phải chở con đi học, mỗi lần qua, chị càng lo sợ hơn. Mỗi ngày chở con đi học chị đều phải xuống dắt xe từ từ, có khi phải bế con qua trước rồi quay lại dắt xe sau. Cầu đi bập bênh, không có chỗ vịn nên tội nhất là mấy đứa trẻ nhỏ đi học. Nhà nghèo nên hầu hết những đứa trẻ ở đây sau khi học xong đều phải về nhà ăn cơm, vợ chồng đi làm thuê cả ngày không đi đón con được mà phải tự đi bộ về, tự qua cầu. “Bé mới học lớp 3, ngày nào tự qua cầu mình cũng lo và thương. Cũng chỉ mong chính quyền sớm hỗ trợ làm cho cầu để cho con cái đi học và vợ chồng an tâm làm ăn”, chị Chuẩn tâm sự.

Ông Lang Hồng Lân - Chủ tịch UBND xã Nam Xuân cho biết: Việc người dân đang phải đi lại trên cây cầu tạm là điều rất nguy hiểm. Chính quyền xã cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để sớm bố trí nguồn vốn xây dựng một cây cầu kiên cố, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân.

Lang Hường
Nơm nớp qua sông Đắk N’Tinh bằng cầu tạm
Nơm nớp qua sông Đắk N’Tinh bằng cầu tạm

Chiếc cầu tạm bắc qua sông Đắk N’Tinh là cây cầu cứu sinh của hàng ngàn người dân ở nhiều thôn buôn thuộc xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông). Nhưng khi mùa mưa đến, nước lũ dâng cao, chiếc cầu trở nên cheo leo và rất nguy hiểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN