Tại sao tôi vừa ghét vừa yêu Nhật Bản?

Nhật Bản giống như một "người yêu" tuyệt vời, làm cho bạn vừa yêu vừa ghét.

Cuộc sống tại Nhật Bản vẫn luôn bận rộn, tấp nập. Ảnh: CNN

Vào đại học, tôi chọn chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản. Tôi cảm thấy âm thanh của tiếng Nhật hấp dẫn đến nỗi, mỗi đêm tôi đều nằm nghe băng học tiếng Nhật như những bài hát ru trước khi chìm sâu vào giấc ngủ.

Sau khi tốt nghiệp, khi tôi nhận được một lời đề nghị từ một công ty ở Nhật Bản. Cảm giác như trúng số độc đắc, tôi bắt đầu cuộc sống của một người nước ngoài ở Nhật Bản.

Cú sốc đầu tiên diễn ra chỉ trong 3 ngày đào tạo nhân viên mới tại trụ sở chính của công ty ở Tokyo.

Tôi đã học được từ 相 槌 (aiduchi). Về cơ bản nó có nghĩa là khi ai đó (đặc biệt là người cao tuổi trong công ty) nói chuyện với bạn, cho dù là chuyện gì, bất kể bạn đồng ý hay không, bạn phải liên tục gật đầu mà rằng そ う で す ね (soudesune), な る ほ ど (naruhodo), は い (hai), え え (ee), 勉強 に な り ま し た (benkyo ni narimashita)... với một nụ cười hoàn hảo, để chứng tỏ bạn tôn trọng người đó.

Tôi hiểu và ngưỡng mộ các quy ước xã hội và cách cư xử như vậy, và thực sự nó là một phần của hình tượng "Nhật Bản thanh lịch" trong mắt tôi. Tuy nhiên, khi tôi phải làm điều đó nó liên tục 8 tiếng đồng hồ, phải nói những câu nhẹ nhàng (mà bình thường không phải là phong cách của tôi, hoặc đơn giản không phải tông giọng thực sự của tôi), và với một ánh mắt chân thành "Em ngưỡng mộ anh, sếp"... Điều đó làm tôi phát điên.

Cú sốc thứ hai là trong "Welcome party". Theo thông lệ, bọn “ma mới” như chúng tôi là nhân vật chính của bữa tiệc sẽ phải làm một “màn” gì đó đặc biệt. Thật may mắn vì tôi vừa là phụ nữ, vừa là một người nước ngoài, nên không ai yêu cầu tôi làm bất cứ điều gì trừ một bài phát biểu ngắn giới thiệu bản thân. Nhưng "douki" (tức đồng nghiệp cùng vào công ty một năm với tôi) là một anh chàng người Nhật. Các đồng nghiệp vào trước cùng bộ phận buộc cậu ấy phải uống cả một chai Tabasco ngay tại chỗ, trước mặt mọi người. Đó là một tình huống “bất khả từ” với anh ta. Cậu ấy uống. Rồi cậu ấy A-xe-nôn. Tôi giúp cậu ấy dọn dẹp và sau đó chúng tôi trở thành bạn. Tôi nhận ra tại sao ở Nhật Bản rất nhiều "douki" có mối quan hệ tốt với nhau hơn là với các đồng nghiệp khác. Họ cần một "liên minh" để tự bảo vệ khỏi những “ma cũ” trong một xã hội dựa trên các mối quan hệ trên-dưới (縦 社会 tatesyakai, 上下 関係 jyogekannkei) như thế này.

Tôi nói là tôi may mắn là một phụ nữ, nên không bị đồng nghiệp nam nào trong công ty "bắt nạt" đến mức phải uống một chai Tabasco. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi cảm thấy là con gái chưa hẳn đã may mắn.

Trong văn phòng của chúng tôi (và rất nhiều công ty Nhật Bản truyền thống), có hai loại vị trí: "総 合 職 sougousyoku (tạm hiểu là nhóm Thượng) và "一般 職 ippansyoku" (nhóm Hạ).

Nhóm “thượng” bao gồm các nhân viên có cơ hội thăng tiến liên tục, thường đòi hỏi tốt nghiệp ít nhất đại học; còn nhóm “hạ” là những người về cơ bản không bao giờ có thể thăng tiến, thường chỉ dành cho phụ nữ làm việc không lâu, sẽ bỏ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. (Tôi chưa bao giờ thấy một nam giới ở nhóm "hạ”, nếu có vui lòng bổ sung). Vì vậy, ở công ty tôi, tất cả nam giới đều nằm trong nhóm "thượng" và phụ nữ đều trong nhóm "hạ", trừ tôi. Tôi là phụ nữ duy nhất trong nhóm "thượng ".

Thoạt đầu tôi cảm thấy vui và tự hào về bản thân. Nhưng ngay sau đó tôi thấy đây là một tình huống khó xử. Mỗi sáng, các đồng nghiệp nữ đều pha trà hoặc cà phê cho các đồng nghiệp nam cùng phòng. Nhưng thật khó để nói đó là một phần của công việc trợ lý hay chỉ là một sự quan tâm. Tôi chưa hề thấy một đồng nghiệp nam nào pha cà phê cho một đồng nghiệp nữ hay một đồng nghiệp nam khác. Tôi là một nhân viên mới và được một đồng nghiệp nam có thâm niên hơn kèm cặp. Vì vậy, tôi không biết có nên pha cà phê cho anh ta hay không. Cuối cùng, tôi đã làm, bởi cảm giác nếu không như vậy tôi sẽ không phải là một người tử tế và sẽ khác biệt với các cô gái khác – tình huống sẽ khiến tôi gặp khó khăn trong văn phòng.

Vài năm sau khi đã trở nên thân thiết với một số bạn người Nhật, tôi đã tìm cách hỏi họ tại sao phụ nữ Nhật luôn rót trà, đưa đũa và giấy ăn ở nhà hàng cho đàn ông, nhưng hiếm khi thấy đàn ông làm những điều như vậy cho phụ nữ? Họ trả lời tôi thật lòng: "Hmmm... chúng tôi đã quen rồi... và trà do phụ nữ pha thì ngon hơn".

Phải thừa nhận làm phụ nữ ở Nhật cũng có một số cái lợi. Mặc dù phải phục vụ bia cho các đồng nghiệp nam khi ăn nhà hàng, nhưng các cô gái thường phải trả tiền ít hơn khi “lệ quyên”. Tôi đoán nó giống như một sự tự "cân bằng" trong xã hội này.

Một cú sốc khác là làm thêm giờ. Trong năm đầu tiên sống ở Nhật, tôi chưa bao giờ rời công sở trước 9 giờ tối, mà thường là 10 giờ. Đôi khi tôi đã làm xong việc, hoặc không có gì để làm nữa, nhưng không dám về, bởi sếp và đồng nghiệp lớn tuổi vẫn cặm cụi. Thật là ngượng nếu họ biết tôi "rảnh rỗi". Sau đó, tôi phát hiện ông sếp và các đồng nghiệp lớn tuổi của tôi “dính mông” ở văn phòng cũng bởi họ xấu hổ nếu nhân viên nghĩ rằng họ hết việc để làm. Và tất nhiên, làm thêm giờ về cơ bản là không có tiền.

Trong câu chuyện này tôi không đề cập đến tất cả những điểm thực sự tuyệt vời của Nhật Bản, vì chúng quá hiển nhiên. Thực lòng mà nói, Nhật Bản giống như một "người yêu" tuyệt vời, làm cho bạn vừa yêu vừa ghét.

Bây giờ tôi không sống ở Nhật nữa, nhưng đó vẫn là nơi tôi thích đi du lịch nhất. Dịch vụ hoàn hảo, sản phẩm chất lượng tốt, sạch sẽ và an toàn, đẹp và độc đáo. Tôi nghĩ, làm một "người ngoài" và "khách hàng" sẽ luôn dễ hơn là trở thành "một người trong số họ".
 
Vâng, tôi vẫn yêu Nhật Bản.

CTV/Tin Tức
Làm thêm 159 giờ/tháng, nữ phóng viên Nhật Bản chết vì kiệt sức
Làm thêm 159 giờ/tháng, nữ phóng viên Nhật Bản chết vì kiệt sức

Cái chết đột ngột của một nữ phóng viên đài truyền hình NHK của Nhật Bản sẽ khiến người ta phải giật mình về tình trạng làm việc quá sức đáng báo động ở Nhật Bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN