Agribank giúp cơ giới hóa nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 16/3, tại thành phố Cần Thơ, Agribank, trường đại học Nam Cần Thơ phối hợp cùng Công ty TNHH TATA International Việt Nam tổ chức hội thảo “Giải pháp cơ giới hóa nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (lần thứ I), nhằm góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ: “Cơ giới hóa nông nghiệp được xác định là chủ trương chính sách lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay mức độ đáp ứng cơ giới hóa trong toàn ngành nông nghiệp hiện chỉ mới đáp ứng được khoảng 32,6% nhu cầu. Mức độ trang bị máy móc công nghệ cao cho nông nghiệp của Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Thống kê cho thấy tỷ lệ cơ giới hóa tại Việt Nam chỉ đạt 1,6 HP/ha canh tác, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan đã đạt 4 HP/ha, Trung Quốc đạt 8 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha”.

Chú thích ảnh
Ông Phan Bạt Tố - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn chia sẻ về cách tiếp cận vốn của Agribank với chương trình này. 

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trước hết là do xuất phát từ tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún và thủ công của một số bà con nông dân; kế đến là kênh thông tin tuyên truyền về các chính sách ưu đãi hiện tại chưa được sâu rộng; thứ ba là một bộ phận bà con nông dân gặp khó khăn khi hoàn tất các thủ tục, giấy tờ theo yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước, Ngân hàng.

Chú thích ảnh
 Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm của Công ty TNHH Tata International Việt Nam

Ông Phan Bạt Tố - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn cho biết thêm: “Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, được Nhà nước giao trọng trách hỗ trợ, thúc đẩy, cung cấp vốn cho ngành Nông nghiệp. Agribank cùng Công ty TATA International Việt Nam triển khai một chương trình hợp tác toàn diện với mong muốn mang máy móc nông nghiệp công nghệ cao tiếp cận gần hơn với nông dân Việt Nam. Qua chương trình này,  người nông dân có cơ hội tiếp cận với máy móc hiện đại do TATA Việt Nam phân phối thông qua nguồn vốn tài trợ từ Agribank. Với lãi suất ưu đãi cùng nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực khác như: Gói bảo hiểm máy móc thiết bị của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC. Sau hơn 6 tháng triển khai, dự án hợp tác này đã thể hiện được sự hiệu quả rõ rệt khi giúp cho gần 50 hộ nông dân tại khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được sở hữu máy nông nghiệp mới, góp phần giải phóng sức lao động. Việc cơ giới hoá nông nghiệp cũng giúp giảm khó khăn, nặng nhọc cho nông dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp qua đó làm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác”.  

Chú thích ảnh
Đại diện Công ty TNHH Tata International Việt Nam  trình bày các giải pháp tiếp cận máy và thiết bị nông nghiệp

Thông qua việc triển khai thỏa thuận hợp tác, Agribank và Công ty TNHH Tata International Việt Nam đang tích cực góp phần hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch...giúp cho nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Chú thích ảnh
GS Võ Tòng Xuân trình bày về giải pháp tiếp cận đào tạo nguồn nhân lực  giữa Đại học Nam Cần Thơ và Công ty TNHH Tata International Việt Nam 
Đăng Giới
Agribank Đắk Lắk  đồng hành với cây cà phê
Agribank Đắk Lắk đồng hành với cây cà phê

Với sự nỗ lực của Agribank, cùng sự vào cuộc tích cực của Hộ sản xuất, Doanh nghiệp trồng cà phê và chính quyền địa phương, chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là ở khu vực hộ gia đình, cá nhân - nơi chiếm gần 70% diện tích cà phê toàn tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN