Masan Resources phấn đấu trở thành nhà sản xuất vật liệu công nghiệp toàn cầu trước 2020

Ngày 19/4/2019, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources - MSR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Tại Đại hội này, mục tiêu chiến lược và phát triển mới của Công ty đã được thông qua đó là: Từ năm 2019 trở đi, MSR sẽ đưa nguồn tài nguyên chiến lược của Việt Nam trở thành vật liệu cho công nghệ cao toàn cầu.

Chú thích ảnh

Để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường trong những năm tới, MSR mở rộng thị phần APT của Công ty từ 36% lên 50% hoặc lớn hơn bằng cách tăng công suất của Nhà máy Hóa chất Vonfram lên 12.000 tấn vào năm 2021; Củng cố nguồn cung nguyên liệu vonfram và khả năng tái chế vonfram để đảm bảo việc cung ứng bền vững; trở thành nhà sản xuất vật liệu công nghiệp toàn cầu trước 2020…

Năm qua, Masan Resources đã có nhiều bước tiến mới trong sản xuất kinh doanh khi  hoàn tất việc sở hữu 100% Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C.Starck sau khi mua lại 49% phần vốn góp của đối tác liên doanh - Công ty H.C.Starck GmBH. Tại nguồn cung cấp nguyên liệu chính là mỏ Núi Pháo, các sáng kiến cải tiến chu trình tuyển Vonfram của nhà máy chế biến giúp tăng tỷ lệ thu hồi Vonfram lên thêm 3,7% trong năm 2018. Sản lượng các dòng sản phẩm chính khác của Masan Resources đều tăng và đạt mức kỷ lục so với năm trước như Florit tăng 2%, Đồng tăng 10% và Bismut tăng 10%. Năm 2018, Doanh thu thuần của MSR đạt 6.865 tỷ đồng, tăng 27% so với 5.405 tỷ đồng trong năm 2017.  EBITDA năm 2018 của MSR tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2018 MSR ghi nhận khoản lợi nhuận thuần phân bổ là 664 tỷ đồng, tăng 222% so với cùng kỳ năm ngoái với biên lợi nhuận thuần đạt 9,7%....

Trong công tác bảo vệ môi trường, bốn trạm quan trắc nước thải tự động của Công ty đã đi vào hoạt động. Tất cả nước thải từ các công trình của Masan Resources đều được lấy mẫu, phân tích theo thời gian thực và gửi trực tiếp dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng và lắp đặt một trạm quan trắc khí theo thời gian thực. Dữ liệu của trạm cũng được gửi trực tiếp về cơ quan quản lý nhà nước. Những sáng kiến trên đã giúp cơ quan quản lý nhà nước và người dân biết rõ được chất lượng của nguồn nước và không khí tại các khu vực hoạt động của nhà máy của Masan Resources…. Năm 2018, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo – công ty con của Masan Resources đã được bình chọn vào hạng “Top 100 Doanh nghiệp Phát triển bền vững 2018” và “Top 100 Doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt 2018”.

Được biết, Masan Resources là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như: Vonfram, Florit và Bismuth.  Hiện nay, Masan Resources đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại miền Bắc Việt Nam. Tầm nhìn của Masan Resources đang chứng tỏ việc một công ty Việt Nam có thể dẫn dắt sự thay đổi của thị trường vonfram toàn cầu.

Masan Tài Nguyên – củng cố vị thế của nhà sản xuất vonfram tầm cỡ thế giới 
Masan Tài Nguyên – củng cố vị thế của nhà sản xuất vonfram tầm cỡ thế giới 

Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Mã giao dịch chứng khoán: MSR) được biết đến không chỉ sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc mà còn là hình mẫu về đầu tư công nghệ, tổ chức khai thác và chế biến khoáng sản theo phương thức bền vững. Với năng lực và kinh nghiệm từ đội ngũ các chuyên gia  hàng đầu trong ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam và Thế giới, MSR đã xây dựng một chiến lược dài hạn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà sản xuất và cung cấp hóa chất vonfram tầm cỡ thế giới và thực tế hiện nay, tất cả đều đang tiến triển theo đúng lộ trình phát triển mà MSR đề ra. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN