Các Tổng thống Mỹ từng bị hạn chế công du nước ngoài

Khoảng những năm 1800, ý tưởng về việc Tổng thống Mỹ thực hiện một hay hai chuyến thăm quốc tế - chứ đừng nói là trên 50 – là điều chưa từng nghe thấy.

Một trong những nhiệm vụ của một Tổng thống Mỹ thời hiện đại chính là thực hiện những chuyến công du nước ngoài. Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đều đã thăm chính thức hàng chục quốc gia trong nhiệm kỳ của họ và người đương nhiệm Donald Trump dự kiến sẽ làm điều tương tự.

Tuy vậy, khoảng những năm 1800, ý tưởng về việc Tổng thống Mỹ thực hiện một hay hai chuyến thăm quốc tế - chứ đừng nói là trên 50 – là điều chưa từng nghe thấy.

Trong khi chuẩn bị cho việc mở Hội nghị Hòa bình Paris, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đến thăm nước Anh, và được đón tiếp thịnh tình. Ảnh: Getty

Một phần nguyên nhân khiến các nhà lãnh đạo thời đầu không rời khỏi đất nước là do phương tiện giao thông lúc đó không thuận tiện. Ông Woodrow Wilson – một trong những Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm chính thức nước ngoài – đã mất tới 9 ngày di chuyển để đến được châu Âu năm 1918. Bốn thập kỷ sau, ông Dwight D. Eisenhower phải ngồi máy bay suốt 9 tiếng cho một chuyến đi tương tự.

Thế nhưng, di chuyển mất thời gian không phải là lý do duy nhất khiến những người đứng đầu nước Mỹ thời thế kỷ 19 cứ ở yên trong nước. Ông Ellis – một giáo sư chính trị tại Đại học Willamette – viết trong cuốn sách của ông rằng từng có một điều cấm kị ngăn các tổng thống ra nước ngoài và giao thiệp với các nhà vua châu Âu.

Tizoc Chavez, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Vanderbilt cho hay việc cấm kị một tổng thống ra nước ngoài là do người Mỹ lo sợ sự phô trương và quyền lực của hoàng gia châu Âu sẽ tác động xấu lên nước Mỹ cũng như e ngại tổng thống sẽ đòi hỏi thêm quyền lực hành pháp sau khi gặp gỡ những nhà vua châu Âu.

Các chuyến công tác trong nước, cho phép Tổng thống kết nối với những cử tri của mình, dường như được đánh giá cao hơn những chuyến thăm nước ngoài. Trên thực tế, phong tục không rời khỏi lục địa Mỹ đã ăn sâu như vậy, ông Chavez nói.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 1906. Tổng thống Teddy Roosevelt đã đến thăm công trình xây dựng kênh đào Panama. Đó là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thực hiện một chuyến thăm ngoại giao đến nước khác và biến chuyến thăm cấp Tổng thống trở thành một yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế.

Tổng thống Theodore Roosevelt trong chuyến thị sát kênh đào Panama. Ảnh: Getty

Chuyến công tác của ông Roosevelt đã không gây nhiều tranh cãi bởi vì ông đi kiểm tra một dự án của Mỹ (đây cũng là lần công du nước ngoài duy nhất của ông trên cương vị tổng thống). Ngược lại, đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã chỉ trích nặng nề việc Tổng thống Woodrow Wilson của đảng Dân chủ sang thăm châu Âu hai tháng sau khi Chiến tranh thế giới Hai kết thúc.

Theo họ, đó là dấu hiệu cho thấy ông Wilson tập trung quá nhiều đến vấn đề đối ngoại. Ông Chavez cho biết Quốc hội thậm chí đã cố gắng thông qua một đạo luật chuyển quyền của tổng thống cho Phó tổng thống khi ông Wilson ở nước ngoài song không được thông qua.

Thậm chí ngay cả việc Tổng thống Franklin Delano Roosevelt tham dự Hội nghị Yalta năm 1945 – nơi lãnh đạo các nước đồng minh gặp gỡ Stalin – cũng bị chỉ trích nhưng phần lớn là sau khi ông qua đời và Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Bởi lẽ một số người xem đây là một ví dụ “ ông Roosevelt đã bán đứng Đông Âu và giúp Chiến tranh Lạnh nổ ra”, Chavez nói.

Mặc dù vai trò toàn cầu của Mỹ đã mở rộng sau Chiến tranh thế giới Hai, ngoại giao quốc tế vẫn không được xem như là một phần cần thiết trong các nhiệm vụ của Tổng thống, và hội nghị Yalta đã trở thành một minh chứng tại sao Tổng thống Mỹ nên ở trong nước. Các nhà lãnh đạo Mỹ trong vài thập kỷ tiếp theo đã cẩn thận sắp xếp chuyến thăm viếng nước ngoài của họ như sứ mệnh tốt đẹp chứ không phải chuyến đi để đàm phán.

Theo giáo sư Chavez, tình trạng này dần dần tiến triển theo thời gian. Một trong những thời khắc chính của sự biến chuyển này chính là chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc năm 1972. Chính quyền của Nixon đã mô tả đây là chuyến thăm mở ra các mối quan hệ thay vì là một hành động ngoại giao.

Trong thời hậu Chiến tranh thế giới Hai và Chiến tranh Lạnh, “ý niệm Mỹ là quốc gia lãnh đạo thế giới tự do và Tổng thống cần phải tích cực hoạt động” trên thế giới đã khiến những cuộc thăm viếng nước ngoài trở nên thông thường hơn. Thay vì chia tách khỏi nghĩa vụ hiến pháp của Tổng thống, ngoại giao ngày nay đã trở thành một trách nhiệm của một Tổng thống.

Cuối cùng, người Mỹ đã trở nên “thoải mái hơn với suy nghĩ rằng tổng thống của chúng ta cần phải làm việc này”, ông Chavez kết luận, “ông ấy không thể chỉ ở nước nhà”.

Xuân Chi/Báo Tin Tức
Hàn Quốc chào đón Tổng thống Trump tại căn cứ quân sự Mỹ
Hàn Quốc chào đón Tổng thống Trump tại căn cứ quân sự Mỹ

Ngày 7/11, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có chuyến thăm bất ngờ tới một căn cứ quân sự của Mỹ để chào mừng người đồng cấp nước chủ nhà Donald Trump, một động thái đánh dấu mối quan hệ liên minh Mỹ-Hàn trong hơn 60 năm qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN