Can dự của Mỹ vào Syria nhìn từ chiến lược Đại Trung Đông

Nguy cơ một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria đã tạm thời được đẩy lui với việc Nga và Mỹ hôm 14/9 đạt được thỏa thuận về giải giáp kho vũ khí hóa học của nước này. Tuy nhiên, đâu sẽ là điểm dừng của Mỹ trong vấn đề Syria vẫn còn là một câu hỏi lớn và cần phải được xem xét trong tổng thể chiến lược Đại Trung Đông, gắn với các cuộc chiến tranh, can dự do Washington phát động tại khu vực này trong 10 năm qua.

 

Kỳ 1: Chiến lược Đại Trung Đông

 

Ý tưởng kiểm soát Trung Đông không hẳn là một khái niệm mới trong chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ. Ngay từ năm 1957, Tổng thống Eisenhower đã cho thực thi “Đề án về Trung Đông” nhằm không để xảy ra tình trạng “khoảng trống quyền lực” tại khu vực có tầm giá trị chiến lược này sau khi Anh và Pháp buộc phải thoái lui ảnh hưởng tại đây, do phong trào giải phóng dân tộc nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia vùng. Những đời Tổng thống Mỹ sau đó đã tiếp nối theo đuổi đề án này.


Khu vực Đại Trung Đông theo quan điểm của Mỹ (phần bôi đậm).


Mức độ và phạm vi của chiến lược về Trung Đông đạt tới đỉnh cao dưới thời Tổng thống G.W.Bush và tiếp tục được triển khai dưới thời Barack Obama. Sáng kiến này được khoác lên một tên gọi mới, mang màu sắc mới, trong bối cảnh mới nhằm tạo lập vị trí siêu cường duy nhất cho nước Mỹ - chiến lược Đại Trung Đông, hay còn gọi là Trung Đông Lớn (Greater Middle East Plan). Ngày 26/2/2003, ngay trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại Iraq, ông Bush lần đầu tiên công khai đề cập đến chiến lược này trong bài phát biểu tại Viện Kinh doanh Hoa Kì (AEI) - một tổ chức điều nghiên chuyên tư vấn chính sách cho chính quyền Mỹ.


Theo đó, chiến lược Đại Trung Đông là sản phẩm nghiên cứu của một nhóm 20 các quan chức chóp bu Nhà Trắng theo đường lối tân bảo thủ, được xem là mang nặng tư tưởng diều hâu, hiếu chiến trong chính quyền Mỹ. Chiến lược được soạn thảo và hoàn thiện vào đầu năm 2003, ngay sau khi chính quyền Mỹ đưa ra học thuyết về “đánh đòn phủ đầu” được đề cập trong Chiến lược An ninh quốc gia mới (9/2002) vốn đề cao sức mạnh quân sự trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là các nước bị Mỹ xem là “cứng đầu”, nhằm tạo lập một trật tự thế giới mới theo đúng ý đồ của Mỹ. Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã không ngần ngại khẳng định, việc chiếm đóng Afghanistan và Iraq sau sự kiện 11/9/2001 là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc thập tự chinh lâu dài của Mỹ nhằm “thiết lập dân chủ” trên toàn bộ khu vực Trung Đông Lớn. Người đứng đầu Nhà Trắng từng tuyên bố đầy phấn khích rằng "nền dân chủ ở Iraq sẽ chiến thắng và thành quả đó sẽ chứng tỏ cho tất cả các nước, từ Syria đến Iran rằng, tự do là số phận của mỗi dân tộc".


Mục đích chính mà Mỹ muốn đạt được qua chiến lược Đại Trung Đông là bình định một khu vực rộng lớn, phục vụ các lợi ích chiến lược trung và dài hạn của Mỹ, khẳng định vị thế siêu cường độc tôn của Mỹ. Để đạt được mục tiêu đó, sáng kiến này được lồng khung trong bối cảnh khá “phù hợp”, đó là cuộc chiến “chống khủng bố” do Mỹ phát động sau sự kiện 11/9/2001, nhằm “bảo vệ nước Mỹ” trước mối đe dọa từ “chủ nghĩa cực đoan”. Trong thông điệp Liên bang hồi đầu năm 2004, ông Bush công khai tuyên bố: "Chừng nào mà Trung Đông vẫn còn là nơi cư trú của bạo ngược, của nỗi thất vọng và căm giận, thì nó sẽ còn tiếp tục sản sinh ra những phần tử và những phong trào đe dọa nền an ninh của Mỹ và bạn bè của chúng ta".


Về mặt địa lý, Đại Trung Đông theo quan điểm của Mỹ là một khu vực rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, trải dài từ Morocco đến Afghanistan, trong một không gian hợp nhất cho các chiến lược kinh tế, chính trị và an ninh của Washington. Đặc điểm nổi bật tại khu vực này là tính chất phức tạp trong các thể chế chính trị, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đối nghịch với các giá trị Mỹ và phương Tây, các tổ chức khủng bố và một yếu tố không thể không nhắc đến là nguồn năng lượng giàu có nhất thế giới.


Về bản chất, đề án Đại Trung Đông là một bộ phận cấu thành trong chiến lược xây dựng “trật tự thế giới mới” của Mỹ, nhằm thay đổi đường biên giới của 24 quốc gia trong vùng. Ý định xuyên suốt của Mỹ là thiết lập quyền kiểm soát nguồn năng lượng khí đốt, dầu mỏ và thị trường tại khu vực có tầm quan trọng địa - chiến lược này dưới vỏ bọc “dân chủ hóa”, “chống khủng bố”, “chống các chế độ độc tài, chuyên chế” để tiến đến khống chế toàn bộ lục địa Á - Âu, nhằm tạo dựng vị thế siêu cường độc tôn của Mỹ trên quan điểm “ai kiểm soát lục địa Á - Âu, người đó sẽ kiểm soát được thế giới” (Brinziski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ).


Nhằm hiện thực hóa sáng kiến Đại Trung Đông, Mỹ chủ trương sử dụng kết hợp “sức mạnh cứng” là giải pháp quân sự, với “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị Mỹ, văn hóa Mỹ, nền “dân chủ kiểu Mỹ”; sử dụng các công cụ truyền thông, mạng Internet, các trang mạng xã hội và vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để thay đổi thể chế tại các nước có tư tưởng chống Mỹ.


Như vậy, cái gọi là "dân chủ hóa" và "chống các chế độ độc tài” chỉ là bình phong che đậy sự xâm nhập về kinh tế, văn hóa, chính trị của Mỹ nhằm tạo dựng các chính quyền thân Mỹ hoặc ít nhất nằm trong quỹ đạo của Mỹ tại các nước thuộc Trung Đông Lớn. Đó là lý do giải thích 10 năm trở lại đây, Đại Trung Đông là khu vực chứng kiến sự can dự nhiều nhất, tập trung nhất của Mỹ, bất kể là người của đảng Dân chủ, hay Cộng hòa lên nắm quyền tại Nhà Trắng. Đó là cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iraq (2003), các cuộc cách mạng sắc màu tại Trung Á, nổi bật là tại Gruzia (2003) và làn sóng “mùa xuân Arập” tại các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, với cuộc can dự tại Libya (2011).



Hoài Thanh (Tổng hợp)

 

Kỳ 2: Các cuộc can thiệp của Mỹ trước khủng hoảng Syria

Can dự của Mỹ vào Syria nhìn từ chiến lược Đại Trung Đông - Kì cuối
Can dự của Mỹ vào Syria nhìn từ chiến lược Đại Trung Đông - Kì cuối

Tại Trung Đông, Mỹ luôn xem chính quyền Syria là “cái gai” trong mắt. Ngay từ đầu năm 2002, Mỹ liệt Syria vào danh sách “trục ma quỷ mở rộng” cùng với Lybia và Cuba. Khi Obama lên nắm quyền, quan điểm của Mỹ không thay đổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN