Não trẻ tổn thương vì nhiễm bức xạ từ thiết bị Wi-Fi

Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã tuyên bố não trẻ dễ bị tổn thương do bị nhiễm bức xạ từ các thiết bị không dây.


Nhiều trẻ em hiện nay đang rất thích thú và say mê trong việc chơi các thiết bị không dây như máy tính bảng, điện thoại di động...


Một báo cáo gần đây gây tranh cãi khi đưa ra kết quả trẻ em bị nhiễm bức xạ nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc cùng một thiết bị Wi-Fi. Thai nhi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chính vì vậy nhiều người mẹ mang thai được khuyến cáo không nên mang điện thoại di động bên người.


Kết quả nghiên cứu khuyên cha mẹ hãy cố gắng hạn chế tránh để con mình tiếp xúc nhiều với các thiết bị phát và thu Wi-fi vì điều đó gây hại đến sức khỏe. Bản báo cáo được đăng tải trên tạp chí Cấu trúc siêu vi và hiển vi chỉ ra rằng “trẻ em dễ hấp thụ bức xạ vi sóng (MWR) hơn người lớn vì các mô và tế bào não trẻ dễ thấm hơn, hộp sọ mỏng hơn và kích thước não cũng tương đối nhỏ hơn".


Bên cạnh đó, bức xạ vi sóng từ các thiết bị di động còn được coi là một chất có thể gây ung thư đối với con người. Nhiều báo cáo cho rằng việc tiếp xúc với các thiết bị không dây tăng tỉ lệ mắc các khối u. Vì khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên và việc chuẩn đoán ra bệnh có thể kéo dài đến vài chục năm, nhiều khối u tồn tại ở trẻ nhỏ nhưng phải đến khi chúng lớn mới được phát hiện ra và chữa trị.

Nhiều đồ chơi của trẻ em được thiết kế kèm theo các thiết bị không dây.


Bác sĩ thần kinh chuyên khoa nhi Maya Shetreat-Klein cho rằng “những bà mẹ mang thai nên cần biết rằng sóng bức xạ từ các thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến việc phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Chúng tôi đang thấy tình trạng báo động nhiều trẻ em bị mắc các bệnh rối loạn thần kinh trong suốt 10 năm qua, và chúng ta cần phải có những biện pháp để làm giảm tỉ lệ trẻ em mắc bệnh càng sớm càng tốt”.


Ý kiến trái chiều về nguy hại của bức xạ vi sóng:

Các thiết bị mạng không dây thường sử dụng nhiều tia sóng radio có cường độ thấp. Theo quy định, cường độ bức xạ của các thiết bị Wi-Fi thấp 100.000 lần so với cường độ bức xạ trong lò vi sóng. Loại bức xạ do các thiết bị Wi-Fi, đèn điện, lò vi sóng và điện thoại di động đã được chứng minh có thể làm tăng nhiệt độ các mô tế bào nếu tiếp xúc nhiều. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bức xạ chúng ta nhận hàng ngày ít gây ra nguy hiểm. Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh (HPA) đã kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị Wi-Fi. Kết quả cho thấy những người sử dụng Wi-Fi sẽ tiếp xúc với sóng radio nó phát ra và một phần năng lượng trong những sóng đó sẽ hấp thụ vào cơ thể người, song cường độ của các sóng đó không đáng kể và sẽ không gây nguy hại cho người.

Các nhà nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể để tránh việc trẻ em tiếp xúc nhiều với MWR như: các thai phụ không được mang điện thoại di động theo người, trẻ nhỏ không nên chơi các loại đồ chơi di động, hay phụ nữ không nên để điện thoại gần ngực hay trong khăn choàng đầu…


Tại Bỉ, Pháp, Ấn Độ và những nước khác có trình độ kỹ thuật cao đều đã thông qua luật hoặc đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hại của các thiết bị không dây. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn phớt lờ và không để tâm đến mức độ nguy hại của những thiết bị di động đang sử dụng hàng ngày.


Trong suốt 19 năm qua, giới hạn tiếp xúc an toàn với bức xạ vi sóng vẫn chưa có gì thay đổi. Nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh đã chỉ định rõ khoảng cách tối thiểu giữa cơ thể và sản phẩm để khoảng cách tiếp xúc với MWR của con người không bị vượt quá giới hạn. Đối với các loại máy tính xách tay và máy tính bảng, khoảng cách an toàn tối thiểu đối với cơ thể người là 20 cm.



Hồng Hạnh (theo D.M)

Thu giữ hàng chục nghìn đồ chơi trẻ em độc hại
Thu giữ hàng chục nghìn đồ chơi trẻ em độc hại

Đội Quản lý thị trường số 1 (Hà Nội) đã phát hiện, thu giữ 10 bao đồ chơi xếp hình bằng bìa dành cho trẻ em do nước ngoài sản xuất với 30.000 sản phẩm (tương đương 700 kg) không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng nhận hợp chuẩn (CR).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN