Phát hiện siêu hố đen lớn gấp 100.000 lần Mặt Trời tại trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học đã tìm ra bằng chứng chứng minh sự tồn tại của một hố đen khổng lồ có kích thước lớn gấp trăm ngàn lần so với Mặt Trời trong một đám mây khí gần trung tâm Dải Ngân hà.

Hình ảnh Dải Ngân hà. Ảnh: HO/AFP/Getty Images

Theo tờ Guardian, nếu như phát hiện được xác nhận, thì khoảng không vô hình này sẽ được coi là hố đen lớn thứ hai được tìm thấy trên Dải Ngân hà, chỉ đứng sau hố đen siêu lớn được biết đến với tên gọi Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà.

Các nhà thiên văn học người Nhật Bản phát hiện ra bằng chứng của vật thể mới này khi họ chuyển chiếc kính thiên văn khổng lồ lắp ở sa mạc Atacama (Chile) hướng lên đám mây khí với hi vọng có thể hiểu thêm về sự chuyển động của lượng khí bên trong đám mây đó. Không giống như khí trong những đám mây liên sao thông thường, khí trong đám mây này – bao gồm axit HCN và hợp chất carbon monoxide – chuyển động với tốc độ khác biệt và không có trình tự.

Các nhà quan sát từ đài quan sát Alma tại Chile đã chỉ ra các phân tử trong đám mây hình elip cách trung tâm Dải Ngân hà 200 năm ánh sáng và rộng 150 nghìn tỉ km, bị đẩy quanh bằng một lực hấp dẫn dày đặc.

Nguyên nhân lý giải hợp lý nhất, theo các mẫu phân tích máy tính, là tồn tại một hố đen rộng không quá 1400 tỷ km, gấp 100.000 lần kích thước Mặt Trời.

Giả thuyết về một hố đen tồn tại giữa đám mây khí càng được khẳng định khi ở những đợt quan sát tiếp theo, các nhà thiên văn nhận được sóng radio biểu thị có một hố đen đến từ giữa đám mây, Tomoharu Oka – nhà thiên văn học tại Đại học Keio (Tokyo) giải thích.

Theo tính toán của các nhà khoa học, Dải Ngân hà của chúng ta là ngôi nhà của ít nhất 100 triệu hố đen nhỏ hơn, tuy nhiên mới chỉ có 60 hố đen được phát hiện.

Mặc dù xác định kích thước và trọng lượng của một hố đen siêu khủng gấp hàng trăm nghìn lần so với Mặt Trời nhưng đến giờ bài toàn siêu hố đen hình thành từ đâu vẫn chưa có lời giải.


Một giả thuyết được đưa ra là các hố đen nhỏ dần dần nối liền hợp nhất thành một hố đen rộng hơn và cuối cùng trở thành siêu hố đen tồn tại ở trung tâm các dải ngân hà.

Nhà thiên văn học Oka suy đoán rất có thể hố đen vừa mới tìm thấy là lõi của một thiên hà lùn xa xưa đã bị “nuốt chửng” trong quá trình hình thành Dải Ngân hà hàng tỷ năm về trước.

Theo lời đánh giá của Brooke Simmons đang giảng dạy tại Đại học California ở San Diego, nghiên cứu này là một công trình khám phá tỉ mỉ. Bà giải thích: “Chúng ta đều biết rằng các hố đen nhỏ hơn hình thành khi có một số ngôi sao chết đi. Chúng ta nghĩ một vài trong số hố đen đó là hạt lõi từ đó phát triển to dần thành siêu hố đen lớn ít nhất gấp 1 triệu lần. Việc mở rộng kích thước đó có thể bắt nguồn một phần từ sự hợp nhất của nhiều hố đen nhỏ khác, một phần từ sự lớn dần lên của vật chất xoay xung quanh hố đen…”.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Ống kính NASA thâu tóm khoảnh khắc ‘tim’ hố đen vũ trụ đập liên hồi
Ống kính NASA thâu tóm khoảnh khắc ‘tim’ hố đen vũ trụ đập liên hồi

Thông tin mới cho thấy một hố đen khổng lồ có thể đẩy vật chất vào dải Ngân hà chủ thể, hiện tượng nhiều người liên tưởng tới trái tim đang đập bơm máu cho cơ thể.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN