Moskva sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về giao thông công cộng với Việt Nam

Ông Maxim Liksutov, Phó Thị trưởng thủ đô Moskva, Giám đốc Sở  Phát triển Hạ tầng Giao thông và Đường bộ Thành phố Moskva bày tỏ sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng của Moskva với các đô thị của Việt Nam và mong chờ đón “các bạn Việt Nam sang thăm tìm hiểu”.

Chú thích ảnh
Người dân Nga đi tàu điện ngầm. Ảnh (tư liệu): Duy Trinh-P/v TTXVN tại Liên bang Nga

Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2023 ngày 16/6, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Maxim Liksutov, Phó Thị trưởng thủ đô Moskva, Giám đốc Sở  Phát triển Hạ tầng Giao thông và Đường bộ Thành phố Moskva về những kinh nghiệp phát triển hệ thống giao thông công công công khổng lồ và thuận lợi của thủ đô nước Nga. Ông Maxim Liksutov cho rằng thành tựu quan trọng nhất của chính quyền thủ đô Moskva đó là phát triển một hệ thống giao thông công cộng làm cho người dân thủ đô hài lòng và hạnh phúc, tin tưởng vào giao thông đô thị, từ đó họ sẽ chọn giao thông đô thị để đi lại hàng ngày, họ sẽ ít sử dụng ô tô cá nhân hơn và sử dụng nhiều hơn tàu điện ngầm, phương tiện công cộng trên mặt đất và taxi.

Theo Phó Thị trưởng Liksutov, trong 11 năm qua, chính quyền thành phố, dưới sự lãnh đạo của Thị trưởng Sergei Sobyanin đã tăng gấp đôi số nhà ga tàu điện ngầm, thêm gần 100 nhà ga. Moskva cũng đã kết hợp các tuyến đường sắt khác nhau với nhau và kết nối các hướng khác nhau để hình thành hệ thống giao thông công cộng tiện lợi. Tại Moskva hiện đang vận hành 1100 xe buýt điện, đều do Nga sản xuất, và là thành phố đứng đầu châu Âu về số lượng xe buýt điện. Ông Liksutov cho biết xe buýt có thể hoạt động ở từ -40 đến +40 độ C và đã thể hiện tốt và sẵn sàng cung cấp các xe buýt này cho Việt Nam nhờ giá cả và chất lượng cạnh tranh đẳng cấp thế giới.

Về những kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng của Moskva có thể chia sẻ với các nước, ông Liksutov đã nêu một số ví dụ như hệ thống bán vé hiện đại nhất trên thế giới của Moskva. Hệ thống bán vé này cho phép sử dụng một vé để đi tất cả các loại phương tiện giao thông công cộng, cả trong tương lai gần khi thành phố khai trương tuyến vận tải công cộng đường sông. Moskva cũng có giải pháp quản lý xe buýt để người đi xe buýt thực sự cảm nhận như đi taxi, song chỉ phải trả tiền vé công cộng đồng thời có ứng dụng di động rất tốt để đi tàu điện ngầm, cho phép hành khách lập tuyến đường không chỉ đi tàu điện ngầm, mà từ bất kỳ điểm nào đến bất kỳ điểm nào khác trong thành phố bằng phương tiện giao thông công cộng. Thủ đô nước Nga cũng có kinh nghiệm tốt trong việc kết hợp taxi vào hệ thống giao thông công cộng thành phố.

Phó Thị trường Liksutov nhấn mạnh không có hệ thống giao thông công cộng tốt, có khả năng đưa hành khách đến bất kỳ điểm nào trong thành phố vào giờ cao điểm trong khoảng thời gian được đảm bảo, thì không thể phát triển mạnh kinh tế của thành phố. Do đó, các thành phố ở Việt Nam muốn phát triển kinh tế, muốn tạo điều kiện sống thoải mái cho người dân cần phát triển hệ thống giao thông đô thị, trước tiên là hệ thống giao thông công cộng đô thị. Ông Liksutov cũng bày tỏ sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm trên của Moskva với các đô thị của Việt Nam và mong chờ đón “các bạn Việt Nam sang thăm tìm hiểu”.

Duy Trinh - Quang Vinh (TTXVN)
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - Bài cuối: Nguồn lực cho phát triển hạ tầng
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - Bài cuối: Nguồn lực cho phát triển hạ tầng

Một trong những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của TP Hồ Chí Minh chính là hạ tầng giao thông không đáp ứng nhu cầu thực tế. Nguồn lực đầu tư hạn chế khiến nhiều dự án dù được quy hoạch nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm. Mô hình TOD được xem là “chìa khóa” để từng bước mở ra nguồn lực đầu tư các dự án giao thông lớn tại thành phố.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN