Xăng dầu tăng giá có thể ảnh hưởng tới việc phục hồi kinh tế

Giá xăng tăng lên mức cao, hơn 24.000 đồng/lít xăng RON95 và hơn 23.000 đồng/lít xăng E5RON92 đã dấy lên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
Xăng dầu tăng giá. Ảnh: TTXVN.

Theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước tăng là do giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 26/10 tăng khoảng 10,4% với xăng RON92, xăng RON95 tăng hơn 11,2%, các mặt hàng dầu tăng 7 - 8%.

Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá ở mức cao. Từ đầu năm 2021 đến nay, Quỹ bình ổn giá đã chi liên tục với mức chi từ 100 - 2.000 đồng/lít/kg. Kỳ điều hành lần này, nếu không thực hiện tăng chi Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 và không chi Quỹ BOG đối với xăng RON95, giá các mặt hàng xăng sẽ tăng từ 1.859 đồng/lít đến 2.527 đồng/lít.  

Liên Bộ đã quyết định tăng chi sử dụng quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 là 1.100 đồng/lít, chi sử dụng quỹ BOG đối với xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít... Nhờ vào việc sử dụng công cụ quỹ BOG, nên giá xăng dầu trong nước đã có mức biến động thấp hơn mức biến động của giá xăng dầu thế giới. Dù vậy, mức tăng của giá xăng dầu khiến cho người dân và nhiều doanh nghiệp lo ngại.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, xăng dầu tăng giá mạnh thời gian qua, từ đầu năm đến nay giá dầu thô bình quân thế giới tăng 60% so với bình quân năm ngoái, dự báo năm nay cũng sẽ tăng 60 - 65%.

“Điều này rõ ràng sẽ tác động đến nền kinh tế của Việt Nam, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghiệp và phân bón, nông nghiệp… Cùng với đó, giá xăng dầu tăng sẽ khiến cho giá cả hàng hóa cũng tăng lên, khiến tăng chi phí cho doanh nghiệp, người dân và tạo áp lực từ nay đến cuối năm, cũng như nửa đầu năm 2022”, TS Cấn Văn Lực nhận định.

Đặc biệt, chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, giá xăng dầu tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của cả nước vì khi giá cả nguyên vật liệu, giá xăng dầu tăng lên tức là toàn bộ chi phí vận hành của toàn doanh nghiệp sẽ tăng trong khi đó doanh nghiệp chưa thể tăng ngay giá đầu ra vào một cách tương ứng thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn. 

Video TS Cấn Văn Lực trao đổi với phóng viên:

Theo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), việc tăng giá xăng dầu lần này được thực hiện theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính từ 16 giờ ngày 26/10. Việc tăng giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá và phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP của liên bộ Công Thương - Tài chính.

Đây là lần thứ 165 xăng dầu được điều hành theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

Thu Trang/Báo Tin tức
Các doanh nghiệp vận tải gặp khó khi giá xăng, dầu tăng
Các doanh nghiệp vận tải gặp khó khi giá xăng, dầu tăng

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định tăng mạnh giá bán lẻ xăng, dầu. Cụ thể, xăng E5 RON 92 ở mức 23.110 đồng/lít, xăng RON 95 lên mức 24.330 đồng/lít - ngưỡng cao nhất trong 7 năm qua. Đây được xem là "cú đòn" giáng mạnh vào các doanh nghiệp vận tải sau thời gian dài phải hoạt động cầm chừng vì dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN