Nga – Mỹ trả đũa qua lại, căng thẳng còn hơn thời Chiến tranh Lạnh

Căng thẳng giữa Nga - Mỹ sau các lệnh trừng phạt mới và trục xuất hiện đang ở mức cao độ, thậm chí còn cao hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cảnh sát Nga đứng trước Đại sứ quán Mỹ ở Moskva.

Đó là lời nhận xét của ông Paul Craig Roberts, cựu trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RT (Nga). Động thái trừng phạt mới đối với Nga được cho là có lợi cho ngành năng lượng cũng như tổ hợp an ninh – quân sự của Mỹ, đồng thời có ý ám chỉ xung đột với Nga đã trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại Mỹ.

Trước đó, vào ngày 27/7, Thượng viện, trong một cuộc bỏ phiếu gần như đồng nhất ý kiến với 98 phiếu ủng hộ và 2 phiếu chống, đã thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cáo buộc tin tặc Nga tấn công mạng bầu cử Mỹ 2016. Dự luật này được cho là sẽ ngăn chặn Tổng thống Mỹ Donald Trump "nới lỏng” lệnh trừng phạt hiện có sẵn với Nga cũng như nó có đủ số phiếu đa số để “dập tắt” quyền phủ quyết của Tổng thống.

Ngày 28/7, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Trump sẽ xem xét bản nộp cuối cùng của dự luật và sẽ lên kế hoạch ký thông qua.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn,  ông Paul Craig Roberts nhận xét dự luật mà Thượng viện thông qua cực kỳ nguy hiểm. Đầu tiên, nó ngăn cản Tổng thống Trump “bình thường hóa” mối quan hệ với Nga. Theo quan điểm hiện giờ của ông, căng thẳng giữa hai bên hiện nay leo thang cao độ, còn cao hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lý do thứ hai khiến dự luật này cực kỳ nguy hiểm là nó gây sức ép kinh tế lên Nga. Dự luật được tạo ra nhằm thay thế đối tác bán khí đốt thiên nhiên cho châu Âu đang từ Nga chuyển sang Mỹ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới đồng ruble, làm hại nền kinh tế nước Nga và càng cô lập nước Nga khỏi châu Âu hơn. Đó là sức ép kinh tế có thể dẫn tới chiến tranh.

Theo ông Paul, Quốc hội Mỹ sẽ nhận được những đóng góp về mặt chính trị từ ngành năng lượng Mỹ cũng như từ phía tổ hợp an ninh – quân sự vì dự luật này chủ yếu được tạo ra nhằm phục vụ cho lợi ích của hai ngành trên. Tổ hợp an ninh – quân sự được lợi vì ngăn cản được tiến trình bình thường hóa quan hệ, trong khi các công ty năng lượng lại có thị trường mới để xuất khẩu khí thiên nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng.

Phản ứng trước các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Nga đã trả đũa bằng cách quyết định trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ra khỏi nước.

Khi được hỏi rằng ban lãnh đạo Nga nên nhìn nhận những lệnh trừng phạt của Mỹ như thế nào, ông Paul khuyến cáo Nga cuối cùng phải dừng ngay ảo tưởng sẽ hòa giải được với Mỹ: “Tôi đã làm rõ vấn đề này từ lâu. Cách duy nhất mà Moskva có thể đạt được thỏa thuận với Washington là đầu hàng và chấp nhận sự thống trị của Mỹ”.

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ này cho rằng đây sẽ là lời cảnh tỉnh đối với Nga, khi Quốc hội Mỹ rõ ràng đã đặt xung đột với Nga trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Đối với Tổng thống Mỹ, dường như ông không còn cơ hội bình thường hóa mối quan hệ với Nga. Nếu như ông Trump không ký dự luật, truyền thông sẽ viện cớ này làm bằng chứng ông ưu tiên Nga và điều đó có thể dẫn đến tình huống ông bị luận tội.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Thử ICBM thành công, lãnh đạo Triều Tiên hết cõng chuyên gia lại mở tiệc chiêu đãi
Thử ICBM thành công, lãnh đạo Triều Tiên hết cõng chuyên gia lại mở tiệc chiêu đãi

Để ăn mừng lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mở yến tiệc chiêu đãi các kỹ sư chế tạo tên lửa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN