Tags:

Mức tăng nhiệt độ

  • Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu

    Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu

    Trên phạm vi toàn cầu, tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia cần hành động khẩn trương và mạnh mẽ để đạt được mục tiêu theo Thỏa thuận Paris về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

  • Cảnh báo sắp đến điểm không thể quay trở lại khi nhiệt độ trên biển và đất liền đạt kỷ lục

    Cảnh báo sắp đến điểm không thể quay trở lại khi nhiệt độ trên biển và đất liền đạt kỷ lục

    Các chuyên gia khí hậu cho biết mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong ngưỡng 1,5 độ C sắp không thể đạt được vì các nước không đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn dù vừa chứng kiến nhiều tháng nắng nóng cực điểm trên biển và trong đất liền.

  • Tăng tốc xanh hóa nền kinh tế để chống biến đổi khí hậu

    Tăng tốc xanh hóa nền kinh tế để chống biến đổi khí hậu

    Nhiệt độ bề mặt Trái Đất hiện đã tăng 1,2 độ C, đủ để gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nghiêm trọng, kéo theo những thiệt hại về người và của như bão, lũ lụt, hạn hán và sóng nhiệt. Do đó, các chính phủ phải tăng tốc tiến độ xanh hóa nền kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

  • LHQ: Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng 2,8 độ C vào cuối thế kỷ 21

    LHQ: Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng 2,8 độ C vào cuối thế kỷ 21

    Theo báo cáo do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 27/10, nhiệt độ Trái Đất có nguy cơ tăng đến 2,8 độ C so với thời kỷ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ 21, kể cả khi chính phủ và doanh nghiệp đã đưa ra hàng loạt cam kết cắt giảm khí thải. Mức tăng này nằm ngoài mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ là 2 độ C, lý tưởng nhất là 1,5 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

  • Tổng Thư ký LHQ: Khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt để đạt mục tiêu toàn cầu

    Tổng Thư ký LHQ: Khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt để đạt mục tiêu toàn cầu

    Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, thế giới đang phải vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng như xung đột, biến đổi khí hậu và COVID-19. Thế giới cần phải hành động ngay lập tức và khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tạo cơ hội cho thanh niên và phụ nữ, thúc đẩy mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C.

  • Số nhiên liệu hóa thạch chưa được khai thác đang lưu giữ 3.500 tỷ tấn CO2

    Số nhiên liệu hóa thạch chưa được khai thác đang lưu giữ 3.500 tỷ tấn CO2

    Thống kê đầu tiên về khí hydrocarbon, mang tên Ghi chép nhiên liệu hóa thạch toàn cầu (GRFF), cho thấy nếu đốt toàn bộ trữ lượng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới hiện nay sẽ làm phát thải 3.500 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Con số này cao gấp 7 lần “ngân sách CO2” còn lại để giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

  • Cảnh báo thế giới đang tiến gần đến mức tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 3 độ C

    Cảnh báo thế giới đang tiến gần đến mức tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 3 độ C

    Thế giới vẫn chưa thể ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học và không nhận thấy tác động của xu hướng kéo dài này.

  • COP26 bế mạc với thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới

    COP26 bế mạc với thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới

    Theo phóng viên TTXVN tại Anh, sau khi kéo dài thêm một ngày so với lịch trình, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13/11 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.

  • Giám đốc IEA lạc quan về mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ

    Giám đốc IEA lạc quan về mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ

    Những tuyên bố hành động nhằm trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết giảm phát thải khí methane được các nhà lãnh đạo nhất trí tại hội nghị khí hậu toàn cầu đang diễn ra tại Vương quốc Anh sẽ giúp thế giới tiến gần hơn mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất.

  • Mỹ đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất

    Mỹ đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất

    Ngày 3/11, Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry cho rằng các cam kết hiện nay về cắt giảm khí phát thải chỉ mang lại 60% cơ hội trong việc khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

  • G20 cam kết khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C

    G20 cam kết khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C

    Ngày 31/10, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome, Italy đã cam kết khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

  • Tất cả các nước G20 phê chuẩn Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu

    Tất cả các nước G20 phê chuẩn Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu

    Sau nhiều năm trì hoãn, ngày 6/10, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức phê chuẩn Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Với quyết định này, hiệp ước được hình thành từ năm 2015 với mục đích khống chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất đã được tất cả các nước thành viên Nhóm Các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phê chuẩn. 

  • Hệ sinh thái đại dương bên bờ vực sụp đổ

    Hệ sinh thái đại dương bên bờ vực sụp đổ

    Đã phát hiện các bằng chứng ngày càng rõ ràng về nguy cơ hệ sinh thái sẽ không kịp thích nghi với mức tăng nhiệt độ nước biển do tình trạng ấm lên toàn cầu.

  • Cực Nam Trái đất nóng lên gấp 3 lần mức trung bình của hành tinh

    Cực Nam Trái đất nóng lên gấp 3 lần mức trung bình của hành tinh

    Kết quả một nghiên cứu mới cho thấy mức tăng nhiệt độ tại Cực Nam của Trái đất gấp 3 lần mức tăng trung bình toàn cầu trong hơn 30 năm qua. 

  • Miếng dán đo thân nhiệt giúp phát hiện bệnh COVID-19

    Miếng dán đo thân nhiệt giúp phát hiện bệnh COVID-19

    Một nhóm các công ty công nghệ của Mỹ đang nghiên cứu, phát triển một miếng dán trên da có thể theo dõi mức tăng nhiệt độ cơ thể - một trong những dấu hiệu có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

  • Năng lượng tái tạo cần sự đột phá - Bài cuối: Thụy Sỹ xanh và sạch nhờ năng lượng tái tạo

    Năng lượng tái tạo cần sự đột phá - Bài cuối: Thụy Sỹ xanh và sạch nhờ năng lượng tái tạo

    Đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo là cần thiết nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trái đất, đặc biệt trong bối cảnh vừa xảy ra vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon - "lá phổi" của địa cầu. Nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho thấy để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (chưa tính đến tác động từ vụ cháy rừng Amazon), tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng toàn cầu đến năm 2030 phải tăng gấp hai lần.

  • Cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này

    Cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này

    Nghiên cứu mới đây cho thấy thế giới cần phải giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 để có thể giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ đang trên đà tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ này, kể cả khi kế hoạch của các nước được triển khai đầy đủ.

  • Thực trạng khí hậu toàn cầu

    Thực trạng khí hậu toàn cầu

    Để hiện thực hóa mục tiêu then chốt trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2oC so với thời tiền công nghiệp, thế giới cần có những hành động khẩn cấp.

  • Hội nghị COP 24: Các nước quyết tâm đạt đồng thuận

    Hội nghị COP 24: Các nước quyết tâm đạt đồng thuận

    Với mục tiêu thúc đẩy thực hiện Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu theo những cách thực tế nhất, hạn chế phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, giữ mức tăng nhiệt độ của Trái Đất cho đến cuối thế kỷ 21 ở mức từ 1,5 đến 2 độ C, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại thành phố Katowice, Ba Lan, đã kéo dài hơn một chút so với kế hoạch nhằm nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận.

  • Ngăn Trái Đất nóng lên, cuộc đua đang 'chậm chân'?

    Ngăn Trái Đất nóng lên, cuộc đua đang 'chậm chân'?

    Lượng khí nhà kính gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu vào năm 2030 có thể cao hơn từ 13 tỷ tấn đến 15 tỷ tấn so với giới hạn cần thiết để giữ mức tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất ở ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.