Tags:

Vùng đất chết

  • Nỗi sợ Bắc Gaza trở thành 'vùng đất chết' khi xung đột kết thúc

    Nỗi sợ Bắc Gaza trở thành 'vùng đất chết' khi xung đột kết thúc

    Xung đột Israel-Hamas đã biến phần lớn phía Bắc Gaza thành một vùng hoang tàn không thể sinh sống, với nhiều tòa nhà bị xóa sổ, trường học, bệnh viện hư hại nặng nề.

  • Hồi sinh những vùng 'đất chết'

    Hồi sinh những vùng 'đất chết'

    Chiến tranh đã đi qua hàng chục năm song một số vùng đất rộng lớn ở khu vực biên giới vẫn bị ô nhiễm bom, mìn. Rà phá bom, mìn sau chiến tranh là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, là cuộc “chiến đấu” trong thời bình để trả lại bình yên cho những vùng “đất chết”; giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có các điều kiện đồng bộ về cơ sở hạ tầng, vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ biên cương, lãnh thổ quốc gia. Kỳ vọng và niềm tin về dải biên cương xanh, yên bình, ngập tràn sự sống, không còn mất mát về người bởi “tử thần” lẩn khuất trong lòng đất đang mạnh mẽ hơn bao giờ.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài cuối: Dấu ấn trên những vùng đất hồi sinh

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài cuối: Dấu ấn trên những vùng đất hồi sinh

    Rà phá bom, mìn sau chiến tranh là công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, là nhiệm vụ chiến đấu giữa thời bình nên thời gian qua vẫn còn những sự cố đáng tiếc. Không ít cán bộ, chiến sĩ công binh hy sinh, chịu thương tật suốt đời trong khi làm nhiệm vụ. Nhưng niềm vui, thành quả từ sự cống hiến, hy sinh của Bộ đội Công binh là các công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước in dấu bước chân người lính - Đại tá Hà Huy Khánh, Phó Tư lệnh Công binh nhấn mạnh điều này trong cuộc phỏng vấn của phóng viên TTXVN về sự hồi sinh của những vùng “đất chết”.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 4: An dân giữ đất biên cương

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 4: An dân giữ đất biên cương

    Màu xanh bình yên trở về trên những vùng đất trước đó đầy bom, mìn đã thúc đẩy điều kiện hình thành các điểm dân cư mới giáp biên giới. Đưa dân đến khu vực này vốn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần tạo "phên dậu", thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Có đất sạch để xây nhà, canh tác, lao động sản xuất, có đường giao thông cùng các điều kiện về sinh hoạt, học hành, khám chữa bệnh, người dân ở những bản, làng mới này đã yên tâm ổn định cuộc sống, góp phần gìn giữ biên cương.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 3: Giải phóng tiềm năng đất đai

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 3: Giải phóng tiềm năng đất đai

    Các huyện biên giới của hai tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang vốn là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Hàng trăm người khuyết tật trên địa bàn các huyện này vốn là nạn nhân của “tử thần” lẩn khuất trong lòng đất. Tiềm năng đất đai chưa được giải phóng, trong khi nhu cầu canh tác là rất lớn. Đời sống nhiều hộ dân tại các xã giáp biên rất khó khăn vất vả, thiếu thốn trăm bề. Thế nhưng mọi thứ đã và đang dần từng bước đổi thay…

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 2: Quyết tâm bắt sống 'tử thần' trong lòng đất

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 2: Quyết tâm bắt sống 'tử thần' trong lòng đất

    Lẩn khuất dưới màu xanh bình yên là những quả nổ chực chờ cơ hội gây thương vong cho con người và gia súc. Để góp phần hồi sinh những vùng “đất chết”, trả lại mùa màng bội thu cho người dân, những người lính Công binh đang thận trọng, bảo đảm an toàn trong từng chi tiết khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, vật liệu nổ.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 1: Những tiếng nổ sau chiến tranh

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 1: Những tiếng nổ sau chiến tranh

    Chiến tranh đã đi qua hàng chục năm song một số vùng đất rộng lớn ở khu vực biên giới vẫn bị ô nhiễm bom, mìn. Những tiếng nổ vẫn vang lên sau chiến tranh khiến hàng ngàn người chết hoặc mang thương tật suốt đời... Xương, máu của những cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn rơi trong thời bình.

  • Thảm họa hạt nhân: Từ 'vùng đất chết Chernobyl' tới nguy cơ ngày càng hiện hữu

    Thảm họa hạt nhân: Từ 'vùng đất chết Chernobyl' tới nguy cơ ngày càng hiện hữu

    Giờ đây, nguy cơ lặp lại thảm họa Chernobyl tại Ukraine vẫn đang hiện hữu, với những rủi ro tại nhà máy Zaporizhzhia cùng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân giữa các bên xung đột.

  • 'Bông hồng thép' hồi sinh vùng 'đất chết'

    'Bông hồng thép' hồi sinh vùng 'đất chết'

    Được ví như một "bông hồng thép” đi đầu mặt trên mặt trận rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, chị Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh năm 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị (Tổ chức Quỹ Viện trợ nhân dân Na Uy) đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn, trả lại đất sạch cho người dân sản xuất.

  • Đi tìm tiếng gọi từ lòng đất - Bài 3: Làm sạch những vùng 'đất chết'

    Đi tìm tiếng gọi từ lòng đất - Bài 3: Làm sạch những vùng 'đất chết'

    Nậm Ngặt cách thành phố Hà Giang hơn 20km đường bộ, nhưng chặng đường từ xã Thanh Thủy vào thôn Nậm Ngặt là một con đường mòn bám vào vách núi dựng đứng. Từ Nậm Ngặt nhìn ra bốn phía chung quanh là Đền tưởng niệm anh linh các Anh hùng Liệt sỹ Vị Xuyên trên cao điểm 468, là cao điểm 1509, 685, biên giới Việt – Trung.

  • Trái đất sẽ hết oxy nuôi dưỡng sự sống

    Trái đất sẽ hết oxy nuôi dưỡng sự sống

    Theo báo cáo của chuyên san Nature Geoscience, sau một tỉ năm nữa, khí quyển Trái đất sẽ chứa rất ít khí ôxy, biến hành tinh chúng ta trở thành vùng đất chết.

  • Hồi sinh vùng 'đất chết' - thành quả từ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

    Hồi sinh vùng 'đất chết' - thành quả từ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

    Với sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc làm sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Trị, những vùng đất một thời bị ô nhiễm bom mìn nặng, mà người dân thường gọi là vùng “đất chết” đã được hồi sinh.

  • Hồi sinh Chernobyl bằng nghệ thuật

    Hồi sinh Chernobyl bằng nghệ thuật

    Khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine từng bị coi là vùng đất chết và không còn ghi dấu chân con người trong hàng chục năm. Tuy nhiên, sự sống đã nảy sinh từ trong cái chết, Chernobyl giờ trở thành điểm du lịch hút khách và cũng là nơi mảnh đất mới cho các nghệ sỹ.

  • Ước vọng xanh trên miền đá lạnh - Bài cuối: Chung sức 'hồi sinh' vùng đất chết

    Ước vọng xanh trên miền đá lạnh - Bài cuối: Chung sức 'hồi sinh' vùng đất chết

    Câu chuyện về những nạn nhân của bom, mìn trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang) nói riêng và 6 tỉnh biên giới phía Bắc nói chung vẫn chưa thể chấm dứt trong nay mai. Công tác rà phá bom, mìn sẽ còn phải triển khai trong nhiều năm tới...

  • Campuchia - vùng đất chết hồi sinh

    Campuchia - vùng đất chết hồi sinh

    Ngày 7/1/1979 luôn là dấu mốc lịch sử quan trọng được các thế hệ người dân Campuchia khắc sâu trong ký ức. Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot. Ngày nay, một Campuchia được khôi phục, xây dựng lại từ đống tro tàn tiến tới hòa giải, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực ổn định chính trị, gìn giữ hòa bình. Một Campuchia đang phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.

  • Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài cuối: Sắc hoa nơi biên viễn

    Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài cuối: Sắc hoa nơi biên viễn

    Cột mốc 3 biên nằm ở Ngã ba Đông Dương, trên ngọn đồi cao 1.086 mét so với mực nước biển, là nơi phân định ranh giới chủ quyền lãnh thổ ba quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia. Phía Tây Nam khối cột mốc tam diện có 9 cây bằng lăng tím, phía Đông Bắc là 9 cây ngọc lan và hướng Tây Bắc là 9 cây hoa chămpa.

  • Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài 3: Tái sinh vùng đất chết

    Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài 3: Tái sinh vùng đất chết

    Trước lời kêu gọi từ xứ sở Chùa Tháp: “Hãy cứu giúp chúng tôi, không chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu giúp cả một dân tộc”, nối sau những người lính tình nguyện, hàng ngàn cán bộ, nhân viên Việt Nam lại khoác ba lô lên đường làm chuyên gia giúp đất nước này khôi phục từ ngôi nhà, trường học, bệnh viện đến làm kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương xuống địa phương.

  • Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài 2: Ân tình sâu nặng

    Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết - Bài 2: Ân tình sâu nặng

    Những cánh rừng cao su bạt ngàn, những vườn cà phê, hồ tiêu mọc lên rất đỗi êm ả ven con đường trải nhựa thẳng tắp từ huyện Ngọc Hồi vào đến tận làng biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trên mảnh đất đang vươn mình này, không phải người nào cũng biết, cách đây hơn 40 năm khi từ sát biên giới lùi vào định canh, định cư thì nơi này chỉ có cái cây, ngọn cỏ.

  • Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết

    Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết

    Ngày 7/1/1979 là ngày Việt Nam chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cũng là giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khmer đỏ. Trong cuộc chiến ấy, những người lính tình nguyện Việt Nam đã vượt qua những dặm dài heo hút, truy quét tàn quân của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và để lại một phần máu thịt tuổi trẻ trên mảnh đất này. Tiếp sau những người lính tình nguyện, hàng ngàn chuyên gia, cán bộ Việt Nam lại sang giúp xứ sở Chùa Tháp hồi sinh lại đất nước.

  • Triển lãm chuyên đề 'Hồi sinh những vùng đất chết'

    Triển lãm chuyên đề 'Hồi sinh những vùng đất chết'

    Nhân kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2018), 60 năm Ngày thành lập Binh chủng Hóa học (19/4/1958 - 19/4/2018) và Ngày thế giới phòng chống bom mìn (4/4), ngày 24/4 tại TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Bảo tàng Binh chủng Hóa học và Nhóm Cố vấn bom mìn MAG tại Việt Nam khai mạc Triển lãm “Hồi sinh những vùng đất chết”.