Khi chị chồng muốn thay bạn… 'làm vợ'

Chuyện nhà chồng đối với nhiều “cô dâu” thật muôn hình muôn vẻ. Ít thì cũng ghi dấu ấn trong lòng theo cách “dĩ hòa vi quý”. Nhiều là mối hận không quên. Trong đó hai chữ “chị chồng” góp phần làm nên những tấn kịch dở khóc, dở cười.

Vừa tốt nghiệp đại học, H. lập gia đình. Chồng H. là con trai duy nhất trong 4 người con. Khỏi phải nói, chồng H. dành được sự quan tâm đặc biệt của các thành viên trong gia đình. Từ việc đưa rước, cưới hỏi, và vô vàn những câu chuyện sau đó mà sự quan tâm khiến H. khó lòng phân biệt được vai trò của mình.

Không thoá mạ được H. trước mặt, chị chồng tìm cách cô lập H. trong họ mạc. Ảnh minh hoạ.


Trong số các chị chồng thì có một chị có điều kiện hơn cả, nhưng lại là người mà như H. hiểu muốn chỉ huy cả gia đình. Từ khi biết H. là người yêu em trai, chị vô cùng chăm sóc H. Cùng đưa đi chơi, đến những nơi vui vẻ. Đặc biệt, sự chiều chuộng hết mức của chị khiến H. cảm mến sự quan tâm, thân tình của gia đình người yêu. H. thiếu hiểu biết hoặc ngây thơ tới mức, không hiểu vì sao đám cưới của mình lại được xúc tiến nhanh như vậy. Gia đình bên chồng nói nhất định phải cưới trong năm nay không thì phải đợi nhiều năm nữa. Sự hối thúc của truyền thống, của gia đình nhà chồng khiến cô gái thiếu bản lĩnh như H. cũng xuôi theo. Khi đó, H. còn chưa cảm nhận hết về gánh nặng làm dâu. Nhất là với những gia đình còn đặt nặng “phép vua thua lệ làng”. Chỉ đến sau này, khi về tới nơi thì H. mập mờ hiểu ý đồ muốn vun đắp của người chị đon đả kia là để có người coi sóc bố mẹ đã già và đau bệnh. Bởi các chị dù đi lấy chồng, ở gần đấy nhưng cảnh nhà vẫn còn thiếu “người hầu”.


Ngày ngày, chị qua lại hỏi thăm. Cứ cuối tuần chị lại nghĩ ra cách gắn kết tình thân. Đó là những buổi như ăn cỗ. Anh chị em, con cháu ngày nào sang ăn đều làm giúp. Nay, một mình H. xoay sở. Trước đây, câu nói: “Về nhà chị vui lắm, các cháu đều đã lớn, mỗi đứa một việc. Mợ yên tâm có người giúp mình”; nay đã thay bằng: “Mợ ơi, giờ các cháu đã lớn, nó có người yêu, đi chơi rồi, các anh chị cũng bận việc. Thôi, mợ cũng lo dần đi là vừa”. Đến bữa, hai người làm nhưng gấp 10 lần người tới ăn và chê đứng chê ngồi: “Có mấy món mà cũng không làm xong, còn mặt nặng mày nhẹ”. Thấy H. vẻ không vui, một chị chồng khác ra răn dạy: “Em ạ, những việc như thờ cúng, lo cỗ, giỗ chạp chị đây đi làm dâu một tay làm nên em ạ. Em cũng phải học dần đi là vừa. Phụ nữ là chỉ có việc chăm sóc nhà chồng, sau sinh con đẻ cái, mà đẻ được đứa con trai mới có hiếu em ạ”.


Cái Tết đầu tiên về làm dâu, khi tiếp đón nhà chồng trong bữa cơm đầu năm, H. vẫn còn lúng túng. Vài chục người đã đến ăn mà đồ thì nấu chưa xong. H. đang thái cà chua, bỗng bị giật phắt con dao từ tay: “Ở đây người ta không thái cà chua dọc, thái ngang nấu cho nhanh. Mà sao lại thiếu nổi xoong thế này”, lời lẽ đầy hậm hực của chị chồng khiến H. đứng như tượng. Khoảng 30 phút sau chị mang về một bộ nồi mới không quên kèm theo ngữ điệu: “Sắm cho ông bà nội bộ nồi này nấu cho sướng này. Mấy cái nồi từ thời con chưa biết rửa đít mà còn giữ được đến giờ”. Ngày Tết rét mướt mà H. mồ hôi đầm đìa vì sợ hãi. Chị chồng dạy chưa xong, các cháu đều đã dựng vợ, gả chồng đến mỗi người một câu: “Ở đây không nấu món ăn như này. Ở đây phải thế này, thế kia…”.


Cho đến ngày H. ra ở riêng vì mỗi ngày hai vợ chồng phải đi làm hết 50km thì người chị chồng ngày nào vốn một điều chị, hai điều em nay đã đứng ở cửa khóc ròng: “Ôi em trai ơi là em trai ơi, vậy là em ra ở riêng, chị mất em rồi em trai ơi”. Chị “trấn” ở cửa ra vào không cho vợ chồng H. mang thứ gì ra khỏi nhà, dù là đồ của vợ chồng H.


Giờ H. mới vỡ lẽ, hóa ra đám cưới nhanh như vậy họ mong có người đến lau dọn nhà cửa, cơm bưng nước rót, không hơn. Khi mục đích không đạt được, họ buông những lời thóa mạ: “Ông bà kệ chúng nó đi, chúng nó muốn đi đâu thì đi, không cho chúng nó cái gì hết”. Hai vợ chồng H. từ đôi bàn tay trắng chỉ chuyển ra ở riêng những thành một sự kiện long trời lở đất của nhà chồng.


Từ đó, người chị chồng năm nào hết sức lịch thiệp nay đi đưa lời tán chuyện em dâu. Khi vợ chồng H. sắm được cái tủ lạnh, chị cũng sai người đến xem. Thậm chí, những đứa cháu đến nơi ở của H. thuê mở tủ lạnh chỉ về nói với bố mẹ, ông bà rằng: “Cậu mợ ra ở riêng sống sung sướng lắm”. Tháng ngày nào về gặp chị đều hỏi: “Sao bây giờ vẫn chưa thấy có gì. Nhà người ta thì con đàn cháu đống rồi mà nhà này có tí cháu nội cũng khó. Không đẻ đi thì tịt cho mà xem”. Nghe những lời đó H. chỉ biết chống chế rằng vợ chồng mới lấy nhau còn phải làm việc, kiếm tiền. Được dịp, chị chồng H. thẳng tay chỉ sang phía hàng xóm: “Ơ kìa, bọn kia nó đi làm công nhân lương 2 triệu đồng/tháng, nó cũng đẻ được. Đây đường đường công chức, doanh nghiệp sao mà không đẻ được. Đẻ ra khác nuôi được tất. Không đẻ ngay mới là vô phúc”. Rồi khi H. sinh được con trai thì chị và cả gia đình nhà chồng người ra người vào mỗi người một câu: “Ôi, phúc của cả ông bà, sống tử tế nên mới được như vậy”. Nhưng tuyệt nhiên nói đến chăm sóc mẹ con H. khi còn yếu, bấy thì không thấy tăm hơi. Chị nghiễm nhiên sổ hàng tràng sau lưng với bố mẹ đẻ rằng: “Ông bà không phải lo, các anh chị cũng đừng lo cho chúng nó. Nó có ở với bố mẹ mìn đâu mà mình phải lo". 


H. nhận ra mình không phải là nạn nhân. Nhà có các cháu dựng vợ, gả chồng, đối tượng đều được người chị chồng này buông tiếng đánh giá. Người thì mặt lơ ngơ, nói ít, lấy về chỉ để phục vụ. Người thì chẳng ra dáng đàn ông, nhưng được cái giàu có thì cũng nương thân được. Người thì chả xởi lởi gì cả. Cả ngày cậy ra không nói được một từ, đã thế đi cứ cúi gằm mặt. Rồi bố mẹ chúng xuất thân chẳng ra gì thì làm sao đẻ ra đứa con có giống tốt được. Nhưng chị nói đi mà quên nhìn lại mình. Vì những gì chị chê người thì chị có đầy đủ những tật xấu ấy mà bản thân vì vốn làm ăn kinh doanh, cho rằng mình hơn người, hơn tiền nên nghĩ cái gì của mình cũng đẹp. 


Và còn vô vàn những câu chuyện mà khiến H. chỉ còn biết "chào thua" trước sự cay độc, đố kỵ cũng như thói ác của đất lề quê thói của chị chồng. Bởi ít nhiều H. biết rằng, gieo nhân nào gặp quả ấy.


H. chỉ còn dành sự im lặng để đối lại những tình huống này trong nhiều năm để gia đình nhỏ của mình được yên ổn. H. chăm lo cho chính gia đình của mình từ tay trắng làm nên những điều mà nhiều người mơ ước. Gia đình đầm ấm, ăn nên làm ra và hạnh phúc. Đó dường như là cú đáp trả mà khiến người chị chồng vốn công khai nói xấu H. trước mặt, rồi sau lưng, tìm đủ mọi cách để cô lập H. trong họ mạc, nay chỉ còn biết cúi đầu và lựa lời khi nói trước mặt H.

AH/ Báo Tin tức
Dành 25% thời lượng đào tạo trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp
Dành 25% thời lượng đào tạo trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đưa chương trình đào tạo GeMBA (Global Master of Business Administration) có tới 25% thời lượng gắn với thực tế doanh nghiệp. Đây được đánh giá là khung thời lượng cao nhất hiện nay với loại hình đào tạo này tại Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN