Sự khốn cùng trong xúc cảm

Tính cách, quan điểm khác nhau của cặp đôi đũa lệch đã làm nảy sinh xung đột trong hôn nhân và khiến họ đau khổ trong những lần tra tấn tinh thần.

Chị ném chiếc áo về phía anh khi anh vừa bước chân ra khỏi cửa, trước mặt cô con gái 8 tuổi. Và tiến sát về phía anh, chị gằn giọng chỉ để cả hai nghe thấy: “Anh hãy cút đi và đừng quay lại”…

Đó chỉ là một trong những tình huống trong cuộc hôn nhân đã 10 năm của anh chị. Nhưng chừng ấy năm, những cãi vã, xung đột chị đã khéo giấu cho chính mình và cả anh cũng vậy. Nhưng lần này, để đứa con chứng kiến thì giọt nước đã tràn ly, chị mặc nhiên để cảm xúc của mình bộc trực trong tuyệt vọng. Chưa một lần phản ứng mạnh mẽ với những hành độc bất thường của chị, nhưng anh cũng kịp đưa cho chị ánh nhìn đủ sự khinh miệt và cất giọng: “Đừng làm trò đó trước mặt con”, rồi bước thẳng.

Chị ngồi cạnh người bạn thân từ tấm bé. Cả hai vẫn chọn sự im lặng để tự tìm sự thoải mái trong suy nghĩ. Rất lâu, người bạn cất giọng: “Mày sẽ phải lựa chọn. Nếu những cảm xúc tiêu cực này dồn nén. Con sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hôm nay mày ném đồ vào chồng. Ngày mai, con mày sẽ ném vào chính mẹ nó”.

Đôi mắt vốn cương quyết của chị bỗng sụp xuống. Bởi điều đó làm chị lo sợ hơn cả. Anh chị đến với nhau như đôi đũa lệch trong cảm xúc. Anh một người chừng mực trong đối nhân, xử thế và ít cảm xúc. Thì chị lại là người có cá tính mạnh mẽ, cuồng nhiệt và sống nội tâm. Khi kết hôn, chị vừa rời trường đại học, trong khi anh đã là một người đàn ông trưởng thành, từng trải. Một lý do rằng chị thương sự nghèo khó của anh, thương sự lập cập của một người đàn ông yêu chân thành trong tình yêu và thương lấy cả chính số phận của cả hai khi đến với nhau. Nhưng dường như, chị nhầm lẫn tình yêu và tình thương chỉ là hai thứ khó có thể lấp đầy nhau khi sóng gió luôn ngự trị trong mỗi giai đoạn thăng trầm của hôn nhân.  

Những xung đột vì thế xuất hiện. Anh luôn nhường nhịn trong từng lời nói, hành xử của chị. Cho rằng chị đành hanh, không chấp. Còn chị vốn chưa từng trải, vội vã trong cuộc sống gia đình khiến vai trò và cá tính của chị bị xung đột. Từng ngày, từng tháng, từng năm, những chịu đựng cứ thế giày vò cả hai. Nhưng cả anh và chị đều cho rằng, đó là những đột biến tiền hôn nhân, ai cũng sẽ phải trải qua đề phù hợp hơn với nhau.

Chị bắt đầu trầm cảm. Từng ấy năm, từng ấy tháng, có tới hàng nghìn lời ly dị được đặt ra từ chị. Từ ấy năm, từng ấy tháng, chị bỏ nhà đi nửa đêm, rồi lại trở về khi lo đứa con trở mình không có tiếng mẹ. Từng ấy thời gian, chị khóc cười trong chính cảm xúc của mình trong khi anh trả lời “Anh không thấy sao cả”. Chị như phát điên trong việc mình đưa ra bất cứ một vấn đề gì đều bị anh phủ nhận hoặc cho rằng, chị đã suy nghĩ quá lên. Anh vô cảm trong chính quan hệ gia đình, khi những bức xúc không giải quyết được thì anh lựa chọn sự thờ ơ để chọn sự êm thấm vẻ bề ngoài.

Đã qua những xốc nổi, cãi vã, những lần xô xát, anh im lặng chịu đựng để rồi sẽ qua đi, qua thôi. Nhưng lần gần đây khi chị nói với anh rằng: “Tại sao anh lại quá ích kỷ như vậy. Anh cần gia đình đúng không. Cần một người vợ làm trang sức, cần có con như bao người. Điều đó đúng, nhưng anh có thực sự đang biết tôi đang ngày càng chết dần trong chính xúc cảm của mình. Anh bảo anh yêu tôi, đó là sự sở hữu, sự tra tấn, nhưng tôi không muốn chịu đựng thêm ngày nào nữa”. Anh vẫn điệp khúc: “Em chỉ làm quá lên. Anh chẳng thấy gì”.

Có lẽ điều khiến chị không dứt khoát được là đứa con nhỏ. Nó là kết quả của hôn nhân. Của việc đã cưới nhau thì phải có con. Và đứa trẻ sinh ra hoàn toàn do sự chủ động của anh chị. Nó không có quyền lựa chọn cha mẹ. Nó đang tự hào về một người cha chừng mực, điềm đạm, biết yêu thương, về một người mẹ hạnh phúc, biết chia sẻ với nó từng chuyến đi, từng trải nghiệm vui vẻ trong những trò chơi. Nó là đứa bé hạnh phúc. Anh chị đã cố gắng làm điều tốt nhất để trong 6 năm qua, nụ cười của đứa trẻ luôn đi tới được niềm vui căng tràn nhất. Đó là điều cả anh và chị đều không hổ thẹn.

Chị không đủ dũng cảm một mình chống lưng chịu sự bắt nạt khi đơn thân. Chị cũng không đủ sức chịu đựng khi con đến trường không có bố. Một đứa trẻ khuyết tình thương, sẽ khuyết đi xúc cảm và tình yêu thương hiện tại. Và chị vẫn chưa biết, vở kịch hôn nhân này sẽ hạ màn khi nào? Mặc dù chị biết, ai cũng có một đời để sống. Và sống như thế nào vẫn là câu hỏi khi đã đi đến quá nửa đời người.

Hằng Nghi
Kẻ cắp niềm tin
Kẻ cắp niềm tin

Một chàng trai đã đánh mất tình yêu chân chính của mình chỉ vì thói tò mò của lạ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN