Báo động giả ‘Người Nga đang tới’ khiến dân chúng Na Uy hoảng loạn

Tiếng còi báo động bất chợt vang lên không rõ lý do lúc nửa đêm đã khiến cho người dân Na Uy sinh sống tại khu vực gần sát biên giới Nga hoảng hốt đến mức phải gọi cảnh sát.

Còi báo động vang nửa đêm khiến người dân Vadso hoảng loạn. Ảnh: Sputnik

Đài phát thanh Sputnik dẫn nguồn báo địa phương iFinnmark đưa tin một trong các còi báo động của Lực lượng Dân quân Tự vệ lắp đặt trong thị trấn Vadso bất ngờ vang lên lúc nửa đêm, khiến toàn bộ cộng đồng dân cư rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Hàng ngày nhìn thấy nước Nga bên kia bên giới cùng với việc truyền thông và giới chính trị địa phương reo rắc quan điểm chống Nga, rất nhiều người trong thị trấn bị ám ảnh việc cường quốc sát sườn phía Đông tấn công mỗi khi còi báo động bắt đầu réo vang.

Kênh truyền hình quốc gia NRK dẫn lời sĩ quan địa phương Jan-Olav Schjølberg: “Rất nhiều người tin rằng tình hình xấu nhất xảy ra, như chiến tranh”, khi người dân lo lắng gọi điện thoại và gửi tin nhắn tới tấp tới trung tâm điều hành Kirkenes.

Còi báo động bắt đầu hú vang từ 23h50 tối ngày 4/4 (giờ địa phương), kéo dài 15 phút cho đến khi người chủ của trạm cứu hỏa, nơi đặt còi báo động, đến tắt chuông. Không một binh sĩ hay quan chức nào của Dân quân Tự vệ xuất hiện, cũng như không hề có dấu hiệu của người Nga.

Khi bị cảnh sát tra hỏi, Lực lượng Dân quân Tự vệ không đưa ra được lời giải thích vì sao còi báo động lại được kích hoạt.

Người đứng đầu sở cảnh sát hạt Finnmark ông Ann Rigmor Søderholm cho biết: “Lực lượng Dân quân Tự  vệ không giải thích được vì sao chuông báo động reo lên”.Có một vài hệ thống được lắp đặt trong Vadso, nhưng chỉ có một hệ thống chuông đó được kích hoạt.

Vadso là thị trấn dân cư tập trung đông đúc trong hạt Finnmark phía bắc Na Uy, với số dân trên 5.000 người. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, binh lính Nga đã tiến quân vào thị trấn này khi lực lượng Hồng quân giải phóng phía Bắc Na Uy trong chiến dịch Petsamo-Kirkenes đánh đuổi Đức quốc xã năm 1944.

Tuy nhiên, các chính quyền Na  Uy sau Chiến tranh Thế giới thứ II đã từ bỏ chính sách đối ngoại "trung lập hạn chế" để tham gia các liên minh quân sự như NATO nhằm có được sự đảm bảo về an ninh của Mỹ và phương Tây, vì các chính phủ Na Uy luôn lo ngại sự ảnh hưởng của Nga.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Tự ý lấy tinh trùng của mình cấy cho bệnh nhân, bác sĩ bị chính con gái đẻ khởi kiện
Tự ý lấy tinh trùng của mình cấy cho bệnh nhân, bác sĩ bị chính con gái đẻ khởi kiện

Một người phụ nữ Mỹ đã kiện bác sĩ phụ sản đỡ đẻ cho mẹ cô sau khi kết quả thử nghiệm DNA cho thấy ông này đã bí mật dùng tinh trùng của mình để cấy cho nữ bệnh nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN