Giới chức Nga đặt dấu hỏi về kế hoạch Mỹ rút quân khỏi Syria

Nga đã đặt dấu hỏi về kế hoạch của Mỹ rút hoàn toàn binh sĩ khỏi chiến trường Syria.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Mỹ tại làng Darbasiyah, miền bắc Syria, ngày 28/4/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phát biểu ngày 9/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nêu rõ:"Việc rút binh sĩ Mỹ khỏi Syria sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Chúng tôi có thể nhận thấy các tuyên bố về quyết định rút các lực lượng được giải thích theo nhiều cách có thẩm quyền ở Mỹ và cũng được các đại diện trong chính chính quyền này giải thích".

Quan chức ngoại giao Nga cũng cho rằng tại Washington, lập trường của những người ủng hộ duy trì sự hiện diện quân sự bất hợp pháp của Mỹ tại Syria là rất mạnh. Ông bày tỏ chưa rõ sự hiện diện này có thể được định dạng là gì và liệu nó sẽ công khai hay bí mật.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ryabkov bày tỏ hoài nghi về quyết định bất ngờ của Mỹ rút toàn bộ quân khỏi Syria của Mỹ trong tình hình hiện tại khi Washington luôn theo đuổi mạnh sự thống trị toàn cầu và tìm cách hiện diện ở khắp mọi nơi cũng như giải quyết các vấn đề chỉ theo cách của mình,

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ryabkov cũng cho biết trong thời gian tới, giới chức hai nước sẽ có các cuộc tiếp xúc về Syria. Ông cho biết :"Các cuộc tiếp xúc về các khía cạnh khác nhau của Syria chưa bao giờ chấm dứt. Tôi không thấy điều đó có gì khác thường. Các cuộc tiếp xúc đó không phải bao giờ cũng được thông báo. Các cuộc tiếp xúc về các vấn đề khác nhau, về các chủ đề khác sẽ diễn ra trong thời gian tới". Theo Thứ trưởng Ryabkov, các vấn đề liên quan tới Syria gồm người tị nạn, tái thiết, giảm xung đột...

Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ thông báo quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria sau 4 năm tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố ở quốc gia Trung Đông này. Ngay lập tức, nhiều nghị sĩ Mỹ, trong đó có các nghị sĩ đảng Cộng hòa, quan chức Bộ Quốc phòng cũng như các đồng minh quốc tế của Washington đã lên tiếng phản đối quyết định này.

Hầu hết các ý kiến chỉ trích cho rằng việc rút quân có thể tác động đến tình hình thực địa, tạo ra những phân nhánh địa chính trị bất thường, củng cố vai trò của Nga và Iran - vốn ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad - trong khu vực. Bên cạnh đó, quyết định này còn khiến số phận của liên minh giữa các tay súng người Kurd và Arab, trong đó lực lượng người Kurd chiếm đa số, còn gọi là Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF), được Mỹ ủng hộ, tham gia cuộc chiến chống IS, rơi vào tình cảnh không chắc chắn.

Thúc Anh (TTXVN)
Mỹ chỉ 'thay đổi chiến thuật' tại Syria
Mỹ chỉ 'thay đổi chiến thuật' tại Syria

Ngày 8/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này đang thay đổi chiến thuật tại Syria, tuy nhiên nhiệm vụ đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn không hề thay đổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN