Lý do các nước OPEC sẵn sàng ủng hộ Nga thay vì EU và Mỹ

Sau lời thúc giục của Mỹ và phương Tây, liên minh OPEC+ gồm các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và đối tác vẫn giữ nguyên sản lượng đã định trong năm 2022.

Chú thích ảnh
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều này đồng nghĩa với việc các bên tham gia sẽ không tăng sản lượng nhằm hỗ trợ chính sách của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ về giảm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng từ Nga, vốn mang lại khoảng 40% doanh thu cho ngân sách quốc gia này. 

Nhật báo Rossiyskaya Gazeta dẫn lời Phó giáo sư Valery Andrianov tại Đại học Tài chính Nga cho hay Nga là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và việc nước này tham gia vào các cơ chế điều tiết của thị trường toàn cầu chính là một nhân tố quan trọng để đảm bảo thành công cho OPEC.  

Việc Nga tham gia tổ chức Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) giúp đảm bảo hiệu quả thực tế của thỏa thuận chung, đồng thời thu hút các nhà sản xuất độc lập khác như Kazakhstan, Azerbaijan và những nước khác.

Theo nhận định của chuyên gia Andrianov, kịch bản Nga rời khỏi thỏa thuận sẽ rất nguy hiểm cho OPEC+. 

Trong trường hợp này, Nga có thể xây dựng các chuỗi hậu cần mới và tự gia tăng sản xuất. Điều đó sẽ khiến giá dầu thế giới giảm và đánh bật các nhà sản xuất ở Trung Đông ra khỏi thị trường. Thực trạng xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc tăng đột biến cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng tăng tỷ trọng dầu của Nga trong cán cân năng lượng của mình. Vì vậy, các nước OPEC sẽ có lợi hơn nếu Nga tham gia liên minh cùng họ cũng như thực thi những nghĩa vụ và hạn ngạch nhất định. 

Ngoài ra, việc các nước OPEC ủng hộ Nga còn mang lợi ích thương mại thuần túy. Nếu tiếp diễn, xung đột giữa Nga và phương Tây sẽ đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn nữa. 

Phó giáo sư Valery Andrianov lưu ý rằng các nước châu Á, trên hết là Ấn Độ và Trung Quốc, đang tích cực nhập khẩu lượng dầu mỏ giá rẻ của Nga mà các nước phương Tây từ chối. Giới quan sát đánh giá rằng mức chiết khấu của các thương vụ này trung bình khoảng 30%.

Tuy nhiên, đây không phải là giảm giá, mà là giá thực tế khi không gắn với yếu tố địa chính trị. Mức giá này phản ánh thế cân bằng giữa cung và cầu đã được định hình ở châu Á, tính cả các giao dịch liên quan đến dầu mỏ của Nga. Và các nước OPEC được dẫn dắt bởi thị trường chứ không phải bởi thái độ của phương Tây.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo TASS)
Nga sẽ kiểm soát các công ty nước ngoài muốn rời thị trường
Nga sẽ kiểm soát các công ty nước ngoài muốn rời thị trường

Nga đang thúc đẩy một dự luật mới cho phép nước này kiểm soát hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây muốn rút khỏi thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN