Rút quân khỏi Syria, Tổng thống Mỹ bỏ nhiệm vụ đánh IS cho Iran và Nga

Tổng thống Donald Trump ngày 19/12 tuyên bố Mỹ rút quân khỏi Syria với lý do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quyết định này đồng nghĩa với việc Mỹ chuyển toàn bộ trách nhiệm diệt IS cũng như tầm ảnh hưởng ở Trung Đông cho Nga và Iran.

Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đăng trên mạng xã hội Twitter: “Chúng ta đã đánh bại IS tại Syria”.

Có ít nhất 2.000 binh sĩ Mỹ hiện diện tại Syria để tham gia cuộc chiến chống IS. Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết sẽ mất khoảng 60-100 ngày để hoàn thành việc rút quân khỏi Syria.

Chú thích ảnh
Một quân nhân Mỹ tại Syria. Ảnh: AP

Theo kênh CNN, tới nay, lực lượng Mỹ tại Syria đã thực hiện 3 nhiệm vụ chính.

Thứ nhất, quân đội Mỹ phối hợp với lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria trong cuộc chiến chống IS. Cuộc chiến sắp kết thúc nhưng đang ở giai đoạn quan trọng là ngăn chặn cơ hội tái lập của IS. IS đang tái tổ chức và cuộc chiến chưa kết thúc.

Ông Charles Lister tại Viện Trung Đông (Mỹ) cho biết chỉ khoảng 10 phút trước tuyên bố của Tổng thống Trump ngày 19/12, IS đã nhận trách nhiệm thực hiện một vụ tấn công tại Raqqa.

Thứ hai, quân đội Mỹ có thể kiểm soát lực lượng người Kurd. Mỹ hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd mà đồng minh của Washington là Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Các chuyên gia nhận định khi có sự hiện diện của quân đội Mỹ, lực lượng người Kurd sẽ kiềm chế khả năng tấn công các mục tiêu Thổ Nhĩ Kỳ. Còn khi quân Mỹ rút đi, có khả năng xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở Syria.

Cuối cùng, mục đích của Nhà Trắng khi điều quân tới Syria là ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Iran và Nga ở quốc gia Trung Đông này.

Câu hỏi được đặt ra là với 3 mục tiêu trên, tại sao Tổng thống Trump lại lựa chọn rút quân khỏi Syria ở thời điểm này?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong những ngày gần đây đã cảnh báo điều binh sĩ để đẩy lùi lực lượng người Kurd - liên minh với Mỹ tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ coi Lực lượng Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) được quân đội Mỹ chống lưng là nhóm khủng bố. Theo CNN, bản thân Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng chịu áp lực từ trong nước cần mạnh tay hơn với lực lượng người Kurd tại Syria. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này trước đây vẫn dè chừng do có sự hiện diện của quân đội Mỹ. Điều này phần nào khiến Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua đã thân thiết hơn với Nga. Nhưng một khi quân đội Mỹ rút về nước thì tình thế này sẽ thay đổi.

Một “đối tượng” khác được gọi tên khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria chính là Nga. Như vậy, Nga là lực lượng quân đội duy nhất tại Syria đảm nhận nhiệm vụ đánh bật IS. Đây không phải là nhiệm vụ quá dễ dàng. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trong tháng 11 cho biết hiện vẫn còn 30.000 phiến quân IS bám trụ tại Iraq và Syria âm mưu vực dậy tổ chức khủng bố này.

Hà Linh/ Báo Tin tức
Nhìn lại 4 năm Mỹ can dự quân sự tại Syria
Nhìn lại 4 năm Mỹ can dự quân sự tại Syria

Tổng thống Donald Trump ngày 19/12 bất ngờ tuyên bố rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria ngay lập tức, khép lại 4 năm can dự của Mỹ tại nước này và báo hiệu một thay đổi lớn trong chính sách Trung Đông của Washington.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN