Tên lửa vũ trụ Space X phóng thành công lần thứ 100 liên tiếp lên quỹ đạo

Tên lửa Falcon 9 tái sử dụng, được nạp gần nửa triệu kilogam nhiên liệu, đã vút bay vào không gian, đánh dấu sứ mạng phóng thành công lần thứ 100 liên tiếp lên quỹ đạo Trái đất của SpaceX.

Chú thích ảnh
Tên lửa Falcon trong sứ mạng lần này được tái sử dụng sau chuyến phóng thành công năm 2020. Ảnh: SpaceX

Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã đạt một dấu mốc mới vào ngày 26/5 với 100 lần phóng thành công liên tiếp tàu vũ trụ lên trạm quỹ đạo Trái đất.

SpaceX đã phóng một tên lửa Falcon 9, mang theo 60 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo tầng thấp, nâng tổng số thiết bị vệ tinh phát sóng internet băng thông rộng của công ty lên 1.737 chiếc.

Tên lửa Falcon 9 đã kích hoạt động cơ Merlin mạnh mẽ tạo ra lực đẩy hơn 1,7 triệu pound để cất cánh từ Trạm vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ vào 15h00 ngày 26/5 theo giờ địa phương.

Xem tên lửa vũ trụ Falcon 9 của SpaceX rời bệ phóng ngày 25/5 (Nguồn: Daily Mail)

Sứ mạng này đánh dấu lần tái sử dụng thứ hai của quả tên lửa Falcon 9 được phóng. Cũng chính tên lửa này đã bay vào tháng 11 năm ngoái để đưa một vệ tinh của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) lên quỹ đạo.

Kể từ năm 2010 đến nay, SpaceX đã phóng các tên lửa vũ trụ Falcon 9 và Falcon 9 Heavy tổng cộng 121 lần. 119 trong số đó đã thàn công toàn bộ nhiệm vụ, chỉ có một sứ mạng thất bại một phần và một sứ mạng vào năm 2015 là thất bại hoàn toàn.

Lần phóng mới nhất là sứ mạng phóng thành công thứ 100 liên tiếp của SpaceX. Cột mốc mới này không bao gồm bốn tên lửa Starship phát nổ.

Chú thích ảnh
Tên lửa rời bệ phóng lúc 15h ngày 26/5 tại Florida. Ảnh: SpaceX

Falcon 9 được đổ đầy một triệu pound (gần 454.000kg) nhiên liệu dầu hỏa và oxy lỏng vài phút trước khi cất cánh.

Ngay khi rời bệ phóng, nó đã vút đi như một viên đạn vào không gian, nơi nó có nhiệm vụ giải phóng số vệ tinh vào quỹ đạo.

Và sau đó tên lửa đẩy đã hạ cánh an toàn xuống một tàu không người lái chờ sẵn ở Đại Tây Dương.

Chú thích ảnh
Tên lửa đẩy Falcon 9 hạ cánh an toàn xuống một tàu không người lái trên Đại Tây Dương. Ảnh: SpaceX

Ngày 25/5 cũng đánh dấu sứ mệnh phóng vệ tinh Starlink lần thứ 28 của SpaceX, nhằm mục đích tạo ra một siêu vệ tinh truyền sóng internet băng thông rộng.

Lô 60 vệ tinh vừa được phóng lên đã nâng tổng số vệ tinh Starlink đang trôi nổi trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp lên 1.737 chiếc.

SpaceX đã tạo ra chương trình Starlink với hy vọng cung cấp truy cập internet tốc độ cao cho người dùng trên khắp thế giới và như một phương tiện giúp hỗ trợ cho tham vọng không gian xa của mình. Dịch vụ này được nhắm mục tiêu đến người dùng ở nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa có kết nối internet ít hoặc không có, mặc dù bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó.

Cho đến nay, công ty đã phóng hơn 1.600 vệ tinh màn hình phẳng Starlink vào không gian. SpaceX ước tính sẽ cần ít nhất 1.440 vệ tinh trong chòm vệ tinh ban đầu của họ để bắt đầu triển khai dịch vụ thương mại, được đặt mục tiêu vào cuối năm nay.

Trước khi cung cấp dịch vụ thương mại, SpaceX đã nỗ lực đưa chương trình Starlink vào ứng dụng thứ nghiệm. Công ty báo cáo rằng hơn 500.000 người đã đăng ký dịch vụ cho đến nay. Người dùng tiềm năng có thể trả một khoản tiền đặt cọc nhỏ để đăng ký dịch vụ ngay bây giờ, thông qua trang web của công ty. Tuy nhiên, có thể mất một vài tháng trước khi dịch vụ đầy đủ được cung cấp.

Chú thích ảnh
Ngày 26/5 cũng đánh dấu sứ mạng thứ 28 đưa vệ tinh Starlink lên quỹ đạo tầm thấp, nhằm tạo ra một hệ thống siêu vệ tinh truyền dẫn sóng internet tốc độ cao.

SpaceX gần đây đã kiến ​​nghị với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) để tăng kế hoạch ban đầu từ 1.600 trong siêu mạng Starlink lên khoảng 2.800 vệ tinh. Điều này sẽ cho phép SpaceX cung cấp Internet nhanh hơn, tốt hơn cho hơn 10.000 khách hàng trả tiền hiện tại của họ.

Giám đốc điều hành SpaceX Gwynne Shotwell cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây: 'Tổng thị trường phóng vệ tinh với triển vọng thận trọng về hành khách thương mại, có thể là chỉ khoảng 6 tỷ USD, nhưng thị trường này có thể giải quyết cho thị trường băng thông rộng toàn cầu là 1 nghìn tỷ USD”.

Theo trang Tesmanian, nếu SpaceX có được 25 triệu khách hàng đăng ký Starlink, họ sẽ thu khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Con số này cao hơn 10 lần so với số tiền công ty kiếm được khi là nhà cung cấp dịch vụ phóng.

Một hồ sơ gửi lên FCC từ tháng 2/2021 cho biết dịch vụ internet của SpaceX đang "đáp ứng và vượt quá 100/20 megabit / giây (Mbps) cho người dùng cá nhân" và nhiều người đang thấy độ trễ "ở mức chỉ dưới 31 mili giây".

Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế đối với người dùng như chi phí đắt đỏ, và những sự cố ngừng hoạt động theo kế hoạch do số lượng vệ tinh hạn chế, bởi thực tế là Starlink vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

Trang web của Starlink thừa nhận: 'Cũng sẽ có những khoảng thời gian ngắn không có kết nối nào cả. Khi chúng tôi phóng nhiều vệ tinh hơn, lắp đặt nhiều trạm mặt đất hơn và cải thiện phần mềm mạng của mình, tốc độ dữ liệu, độ trễ và thời gian hoạt động sẽ cải thiện đáng kể.'

Thu Hằng/Báo Tin tức
SpaceX 'bắt tay' với Google Cloud phát triển băng thông rộng vệ tinh 
SpaceX 'bắt tay' với Google Cloud phát triển băng thông rộng vệ tinh 

Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk ngày 13/5 cho biết Google sẽ hợp tác với dịch vụ internet vệ tinh Starlink của công ty này để cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các khách hàng là doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN