Vì sao cháy rừng California trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’?

Có 3 yếu tố chính khiến các đám cháy rừng ở California, Mỹ, lan rộng với tốc độ chóng mặt.

Chú thích ảnh
Căn nhà bị thiêu trụ trong đám cháy rừng bùng phát từ ngày 8/11 tại California. Ảnh: Getty Images

Một bà mẹ lâm bồn trong lúc được sơ tán. Hàng chục chiếc xe băng qua con đường mịt mù khói lửa và hơi nóng dữ dội. Những người sống sót sau vụ xả súng kinh hoàng giờ buộc phải tháo chạy một lần nữa vì ngọn lửa hoang dại đang tới gần. Đây là California chìm trong biển lửa kể từ khi đám cháy bùng phát vào rạng sáng ngày 8/11, thiêu rụi gần 80% diện tích đất ở thị trấn phía Bắc Paradise.

Điều gì khiến cháy rừng California luôn trở thành thảm họa và xảy ra thường xuyên như vậy? Dưới đây là 3 yếu tố chính khiến ngọn lửa lan rộng một cách chóng mặt.

Chú thích ảnh
Cháy rừng thiêu trụi 80% diện tích một thị trấn. Ảnh: CNN
Chú thích ảnh

Khí hậu biến đổi

Yếu tố đầu tiên là khí hậu bang California. “Lửa, theo nhiều cách giải thích, là một thứ cực kỳ đơn giản. Mọi vật cứ đủ khô và bắt lửa, tất cả sẽ cháy bùng”, Park Williams – chuyên gia nghiên cứu khí hậu sinh học thuộc Đại học Columbia giải thích.

Giống như các bang miền Tây khác, California thường ẩm ướt vào mùa Thu và mùa Đông. Song đến mùa Hè, cây cối tại đây bắt đầu khô dần, vì thiếu mưa và nhiệt độ nóng hơn. Rừng cây ở đây trở thành mồi nhen lửa hoàn hảo cho các đám cháy nhỏ bất ngờ xảy ra.

Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu Trái Đất với nhiệt độ trung bình tăng cũng làm cho cây cối tại California khô hơn vào mùa Hè.

Trong danh sách top 10 thảm họa cháy rừng lớn nhất California chỉ có duy nhất 1 đám cháy xảy ra vào năm 1932, thời điểm biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng rất ít tới trái đất, còn 9 vụ xảy ra từ năm 2000, trong đó chỉ tính riêng năm nay là 2 vụ.

“Theo cách giải thích đơn giản nhất, điều kiện tự nhiên ở California góp phần làm cho lửa lan rộng. Với tình trạng biến đổi khí hậu, nguy cơ xuất hiện nhiều đám cháy hơn trong tương lai càng gia tăng đáng kể”, Tiến sĩ Wiliiams nhận định.

Chú thích ảnh
Mức độ tàn phá kinh hoàng của đám cháy từ hình ảnh vệ tinh. Ảnh: NASA
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Khói đen mù mịt kín trời. Ảnh: Getty Images
Chú thích ảnh
California như trải qua "Ngày tận thế" sau mỗi trận cháy rừng. Ảnh: CNN
Chú thích ảnh

Con người

Ngay cả khi có điều kiện tự nhiên khô hạn, vẫn cần một người nào đó tạo ra đám lửa đầu tiên. Thông thường khi truy xét các vụ cháy rừng ở California, thường tìm ra con người đứng sau chịu trách nhiệm.

Đám cháy chết người xung quanh quận Sonoma năm ngoái bắt lửa từ đường dây điện rơi xuống, còn đám cháy Carr Fire năm nay bắt nguồn từ tia lửa trong trường hợp một chiếc xe tải nổ lốp và vành xe tạo ma sát với vỉa hè.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác dẫn tới việc cháy rừng lan rộng là người dân đang ngày có xu hướng di chuyển vào các khu vực gần rừng, gọi là vùng đất đô thi khai hoang.

“Ở bang Nevada cũng có nhiều vụ cháy lớn, nhưng chúng cháy tại không gian mở chứ không càn quét qua các khu dân cư”, Tiến sĩ Nina S. Oakley nghiên cứu khoa học khí hậu thuộc Viện Nghiên cứu Sa mạc nhận xét.

Chú thích ảnh
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng. Ảnh: Getty Images
Chú thích ảnh

Gió Santa Ana

Gió Santa Ana là hiện tượng thường hay xảy ra ở Nam California và Bắc Baja California. Đây là thứ gió ấm và khô xuất hiện vào mùa Thu và đầu mùa Đông.

Mùa Thu đến, những cơn gió mạnh được gọi là gió Santa Ana mang không khí khô từ khu vực Great Basin của miền Tây vào miền Nam California, Fengpeng Sun, một giáo sư trợ lý tại khoa địa chất Đại học Missouri-Kansas City cho biết.

Tiến sĩ Sun sau một công trình nghiên cứu kết luận California có hai mùa cháy rừng. Một mùa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 và bùng phát do sự kết hợp của khí hậu ấm và khô hơn. Mùa cháy rừng thứ hai kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và nguyên nhân lan rộng là do gió Santa Ana. Những đám cháy này có xu hướng lây lan nhanh hơn gấp ba lần và đốt cháy các khu vực đô thị gần rừng. Nếu gặp tình trạng thiếu mưa, như trong năm nay, gió Santa Ana có thể làm thời tiết khô hanh hơn.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Israel có mạo hiểm dội bom Syria trước lá chắn bảo vệ S-300?
Israel có mạo hiểm dội bom Syria trước lá chắn bảo vệ S-300?

Kể từ vụ máy bay do thám Il-20 của Nga bị tên lửa Damascus do nhầm lẫn bắn hạ ngày 17/9, Không quân Israel chưa triển khai bất kỳ chiến dịch quân sự nào tại Syria. Phải chăng điều này có liên quan đến phi vụ chuyển giao S-300 tối tân của Moskva nhằm bảo vệ binh sĩ hoạt động tại Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN